Xuân muộn - Truyện ngắn của Bùi Thị Sơn
13.01.2015
Sáng hôm sau... Tiết hai trống giờ học về thơ. Cả lớp buồn vì vắng bóng thầy. Buổi trưa, đám sinh viên mua đường sữa, hoa quả vào thăm thầy thì nhìn thấy thi sĩ nằm ngửa bất động. Bức tranh nữ sĩ họ Hồ - người đàn bà nổi tiếng ra đời trước chàng hơn thế kỷ đổ ụp lên thân thể chàng. Nhấc bức tranh ra, mọi người đều sửng sốt khi nhìn thấy đôi mắt người quá cố mở to, long lanh hai giọt nước mắt hạnh phúc muộn mằn... Đôi môi chàng phảng phất nụ cười đắm say, mãn nguyện...
Thi sĩ giật mình tỉnh giấc. Quờ tay sang bên trái, chẳng thấy nàng đâu. Quờ tay sang bên phải, cũng chẳng thấy nàng đâu. Mùi chè ướp hương nhài vẫn thoang thoảng đâu đây. Chiếc rèm cửa bằng lụa tơ tằm vàng óng lay lay như bóng dáng người đẹp còn lẩn khuất hư hư thực thực...
Đã nhiều người đẹp lưu lại thư phòng này. Đó là những người hâm mộ thơ tình của ông suốt nửa thế kỷ qua. Họ đọc thơ ông - hồi hộp, run rẩy. Họ kiếm tìm mọi lý do để được gần ông - Từ lúc ông còn là thi sĩ có mái tóc bồng bềnh cho đến khi mái tóc ngả màu muối tiêu. Họ là những cô tiểu thư khuê các, mộng mơ của một thời quá vãng, người giàu có sang trọng như một mệnh phụ phu nhân, người là vợ của một vị tướng oai phong lừng lẫy, đánh đông dẹp bắc. Họ không thoả cơn khát tình với những ông chồng đạo đức sáng ngời hay những ông chồng võ biền "dùi đục chấm mắm cáy". Họ muốn tìm ở ông hơi thở nồng nàn quyến rũ, họ muốn được yêu, được sống hết mình... Đến thư phòng của ông còn có những cô sinh viên mơ mộng. Họ tôn thờ, thần tượng ông, sẵn sàng sống với ông từng giờ từng phút theo một triết lý sống:
"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm".
Có lần, vô tình những người hâm mộ "đụng độ" nhau. Cô sinh viên trẻ lễ phép:
- Chào bà ạ!
Tiếng "ạ" kéo dài như mỉa mai, khinh bỉ... Rồi cô quét ánh nhìn soi mói lên mái tóc phi dê đã nhuộm lại, bộ ngực căng mẩy giả tạo nhờ độn thêm mấy lần "mút", bộ mặt bự phấn của người đàn bà đã qua thời "vàng son" - một cái nhìn đầy ác ý. Người đàn bà không phải tay vừa, nàng đánh nửa con mắt qua mặt "con chíp hôi", rồi quay lại thi sĩ với cái nhìn tình tứ, mơ màng và giọng nói nhẹ như cơn gió thoảng:
- Anh còn nhớ bài thơ tình đầu tiên anh tặng em dưới rặng liễu ven Hồ Tây không?
Thi sĩ vốn nhạy cảm, không muốn mất lòng ai.chàng nhìn cô sinh viên trẻ măng với ánh nhìn của người anh cả - thân thương, trìu mến nhưng nghiêm nghị, xa cách:
- Trang Trang vào thư phòng đi! Thầy tiễn khách rồi sẽ quay lại trao đổi tiếp vởi em về chủ đề hôm qua.
Rồi chàng quay sang "người đẹp quá vãng":
- Hoài Thi về nhé! Nếu thu xếp được, tôi sẽ đến thăm vợ chồng bạn vào một ngày gần nhất.
Lời nói nhẹ nhàng, chuẩn mực không thể trách cứ vào đâu được...
Đó là lần đầu "đụng độ" nhau khi họ mới tìm đến hoặc gặp lại thi sĩ. Họ đi tìm và ngộ nhận cái "nửa kia đích thực" của mình...
* * *
Lần thứ hai... Trang Trang trong bộ đồ quần ống típ trắng, áo phông hồng, trẻ trung, hiện đại, nhảy chân sáo từ thư phòng thi sĩ bước ra... Bình minh vừa nhô lên - khoảng không gian bừng sáng, chan hoà ánh nắng. Nàng nhẹ nhàng cúi xuống khóm hoa hồng nhung, đặt môi hôn hờ lên cánh hoa đỏ thắm, khe khẽ nhắm mắt lại tận hưởng mùi hương hoa nồng nàn quyến rũ... Tai nàng còn văng vẳng lời thơ đắm say, mãnh liệt: "Hôn thật khẽ, thật êm. Hôn êm đềm mãi mãi. Đã hôn rồi hôn lại. Như nghiến nát bờ em." Bỗng nàng rùng mình, khìn khịt mũi đánh hơi - mũi nàng tinh như mũi chó sói. Nàng nhận ra mùi nước hoa ngoại đắt tiền của kẻ "tình địch". Nàng mở mắt ra, sa sẩm mày mặt khi thấy người đàn bà “cập kề” tuổi năm mươi trong bộ đồ mỏng tang màu hoàng yến ôm sát những đường cong gợi cảm (đường cong thật hay là thủ thuật của đám đàn bà nhờ chồng mà xài tiền như nước?). Rất bản lĩnh, nét mặt nàng trở nên ngây thơ, trong sáng. Nàng lễ phép thưa rằng:
- Chào bà! Bà lại đến nghe thơ đấy ạ! Cháu phải về lên giảng đường học. Bà cứ ở lại đàm đạo văn chương với thầy nhé!
Đã nhiều người đẹp lưu lại thư phòng này. Đó là những người hâm mộ thơ tình của ông suốt nửa thế kỷ qua. Họ đọc thơ ông - hồi hộp, run rẩy. Họ kiếm tìm mọi lý do để được gần ông - Từ lúc ông còn là thi sĩ có mái tóc bồng bềnh cho đến khi mái tóc ngả màu muối tiêu. Họ là những cô tiểu thư khuê các, mộng mơ của một thời quá vãng, người giàu có sang trọng như một mệnh phụ phu nhân, người là vợ của một vị tướng oai phong lừng lẫy, đánh đông dẹp bắc. Họ không thoả cơn khát tình với những ông chồng đạo đức sáng ngời hay những ông chồng võ biền "dùi đục chấm mắm cáy". Họ muốn tìm ở ông hơi thở nồng nàn quyến rũ, họ muốn được yêu, được sống hết mình... Đến thư phòng của ông còn có những cô sinh viên mơ mộng. Họ tôn thờ, thần tượng ông, sẵn sàng sống với ông từng giờ từng phút theo một triết lý sống:
"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm".
Có lần, vô tình những người hâm mộ "đụng độ" nhau. Cô sinh viên trẻ lễ phép:
- Chào bà ạ!
Tiếng "ạ" kéo dài như mỉa mai, khinh bỉ... Rồi cô quét ánh nhìn soi mói lên mái tóc phi dê đã nhuộm lại, bộ ngực căng mẩy giả tạo nhờ độn thêm mấy lần "mút", bộ mặt bự phấn của người đàn bà đã qua thời "vàng son" - một cái nhìn đầy ác ý. Người đàn bà không phải tay vừa, nàng đánh nửa con mắt qua mặt "con chíp hôi", rồi quay lại thi sĩ với cái nhìn tình tứ, mơ màng và giọng nói nhẹ như cơn gió thoảng:
- Anh còn nhớ bài thơ tình đầu tiên anh tặng em dưới rặng liễu ven Hồ Tây không?
Thi sĩ vốn nhạy cảm, không muốn mất lòng ai.chàng nhìn cô sinh viên trẻ măng với ánh nhìn của người anh cả - thân thương, trìu mến nhưng nghiêm nghị, xa cách:
- Trang Trang vào thư phòng đi! Thầy tiễn khách rồi sẽ quay lại trao đổi tiếp vởi em về chủ đề hôm qua.
Rồi chàng quay sang "người đẹp quá vãng":
- Hoài Thi về nhé! Nếu thu xếp được, tôi sẽ đến thăm vợ chồng bạn vào một ngày gần nhất.
Lời nói nhẹ nhàng, chuẩn mực không thể trách cứ vào đâu được...
Đó là lần đầu "đụng độ" nhau khi họ mới tìm đến hoặc gặp lại thi sĩ. Họ đi tìm và ngộ nhận cái "nửa kia đích thực" của mình...
* * *
Lần thứ hai... Trang Trang trong bộ đồ quần ống típ trắng, áo phông hồng, trẻ trung, hiện đại, nhảy chân sáo từ thư phòng thi sĩ bước ra... Bình minh vừa nhô lên - khoảng không gian bừng sáng, chan hoà ánh nắng. Nàng nhẹ nhàng cúi xuống khóm hoa hồng nhung, đặt môi hôn hờ lên cánh hoa đỏ thắm, khe khẽ nhắm mắt lại tận hưởng mùi hương hoa nồng nàn quyến rũ... Tai nàng còn văng vẳng lời thơ đắm say, mãnh liệt: "Hôn thật khẽ, thật êm. Hôn êm đềm mãi mãi. Đã hôn rồi hôn lại. Như nghiến nát bờ em." Bỗng nàng rùng mình, khìn khịt mũi đánh hơi - mũi nàng tinh như mũi chó sói. Nàng nhận ra mùi nước hoa ngoại đắt tiền của kẻ "tình địch". Nàng mở mắt ra, sa sẩm mày mặt khi thấy người đàn bà “cập kề” tuổi năm mươi trong bộ đồ mỏng tang màu hoàng yến ôm sát những đường cong gợi cảm (đường cong thật hay là thủ thuật của đám đàn bà nhờ chồng mà xài tiền như nước?). Rất bản lĩnh, nét mặt nàng trở nên ngây thơ, trong sáng. Nàng lễ phép thưa rằng:
- Chào bà! Bà lại đến nghe thơ đấy ạ! Cháu phải về lên giảng đường học. Bà cứ ở lại đàm đạo văn chương với thầy nhé!
Sáng nay, Trang Trang vui lắm. Như thường lệ, nàng dậy từ lúc năm giờ sáng để chạy bộ cùng hai cô bạn gái trong ký túc xá. Ngọn gió mát lành lùa vào chân tóc, mái tóc thề ngang vai tung tẩy bay bay theo nhịp chạy. Đôi gò vú tròn lẳn, chắc nịch như hai nắm xôi cũng dâng lên hạ xuống theo nhịp chạy. Nàng vừa chạy vừa hít sâu lồng ngực để luồng không khí trong lành thấm tận vào từng dường gân thớ thịt. Đột nhiên, nàng nhớ đến thi sĩ cô đơn có cặp mắt mơ màng và mái tóc bồng bềnh vương trên đài trán... Nàng lừa hai đứa bạn, cố tình chạy chầm chậm, rồi bất ngờ đến khu đường ngoặt, nàng lao chạy như điên đến hiên nhà thi sĩ. Ông ngạc nhiên khi nghe tiếng đập cửa uỳnh uỳnh, rồi cô trò nhỏ lao sập vào ông, đổ oặt cái thân mình mềm mại nóng hôi hổi lên vai ông. Ông nhẹ nhàng hỏi:
- Trang Trang! Em làm sao thế?
- Không sao đâu thầy ạ! Em rất, rất vui. Và tự nhiên em nhớ đến thầy...
Thi sĩ thoáng rùng mình. Vì cảm động? Vì bất ngờ? Vì sao nữa? Ông biết cô bé mười tám tuổi xinh đẹp ngây thơ này đã khiến bao chàng sinh viên và các ông thầy trẻ xao xuyến mất ăn mất ngủ mà cô dửng dưng vô cảm chẳng muốn nhìn đến ai. Ông thì đã ngoại lục tuần với biết bao cay đắng trên tình trường. May mà ông có được cái tài nên tổ chức cứ níu kéo ông ở lại giảng dạy cho các sinh viên văn khoa thêm một vài năm nữa. Tình cảm của cô bé mộng mơ này cũng chỉ là tình cảm bồng bột nhất thời như những cô bé lớp đàn chị của cô. Tốt nhất là nên tạo ra một khoảng cách an toàn để cô bé khỏi vỡ mộng sau này và cũng để trái tim mình đừng thêm một lần nữa rỉ máu. Ông nhẹ nhàng nâng đầu cô ra khỏi bờ vai xương xẩu của mình:
- Bình tĩnh nào cô bé! Em trở về lên lớp học đi! Đừng trêu đùa lão già này nữa.
- Không! Em không phải là cô bé. Em mười tám tuổi rồi. Thầy cũng không phải lão già. Thầy còn độc thân và tâm hồn thầy còn rất trẻ. Em đã đọc hết các tập thơ tình của thầy. Em ngưỡng mộ thầy và em yêu thầy thật lòng.
- Thôi nào, cô bé, về lên lớp học đi. Rồi có ngày em sẽ thấy ân hận.
- Em không ân hận. Em muốn được thầy hôn...
Để chiều lòng cô bé và cũng không cưỡng nổi lòng mình, thi sĩ nhẹ nhàng ôm cô bé, nâng mặt cô lên và hôn vào giữa trán cô. Cô mỉm cười sung sướng:
- Em cám ơn thầy! Em lên lớp đây!
Cô đem theo cả hơi thở ấm áp và nụ hôn phớt nhẹ, không gợn chút dục tình của thần tượng lên lớp...
Hoài Thi nhẹ nhàng len qua luống thược dược đỏ thắm, khe khẽ cất tiếng chào từ sau lưng thi sĩ:
- Anh ạ!
Thi sĩ đang mải miết nhìn theo một cánh én chấp chới phía trời xa, khẽ rùng mình thảng thốt:
- Em đấy ư?
Giọng nói chàng nhẹ bẫng như trôi từ một cõi hư vô nào đến. Đôi gò má chàng phơn phớt hồng tựa hình ảnh chàng cách đây bốn mươi năm về trước... Hoài Thi chợt hiểu ra: Chàng xúc động nhường ấy - đương nhiên trái tim chàng lại thêm một lần nữa run rẩy: "Lại một lần nữa ta mất chàng - Cái con bé chíp hôi có gương mặt bừng sáng, ngây thơ, thánh thiện và giọng nói ríu rít như chim... nó đã kịp làm xiêu lòng chàng... ừ mà cũng tại ta... Hồi ấy ta còn trẻ trung xinh đẹp, biết bao kẻ vây quanh... Chàng thi sĩ nghèo nhưng có trái tim nhạy cảm, nhân hậu... Giờ thì ta đã có rất nhiều: Nhà cửa, tiện nghi, chồng thành đạt, con trai con gái khôi ngô, xinh đẹp, học hành giỏi giang... Ta chỉ thiếu một trái tim yêu thương nồng nàn quyến rũ, có đốt đuốc đi tìm dưới gầm trời này cũng chẳng tìm nổi người thứ hai như chàng... Khi ta tìm gặp lại chàng - chàng không hề oán trách nhưng lịch thiệp tạo ra khoảng cách... Chẳng có lẽ ta chẳng là gì trong mắt chàng?". Hoài Thi bỗng cảm thấy chóng mặt, mắt hoa lên, nàng luống cuống vịn vào cây thuỷ trúc có dây hoa sao mỏng mảnh, đỏ tươi như máu quấn quanh rồi từ từ quỵ xuống... Chân nàng vô tình đá phải chiếc ô doa đặt... cạnh cây thuỷ trúc khiến nó lăn lông lốc và phát ra tiếng kêu lọc cọc. Thi sĩ giật mình quay lại, chàng vô cùng hoảng hốt khi nhìn thấy Hoài Thi gần như trong trạng thái bất tỉnh. Chàng xốc Hoài Thi vào thư phòng, lấy khăn mặt dấp nước âm ấm đặt lên trán nàng, lấy dầu gió xoa khắp cổ, tay cho nàng. Chàng ý tứ không nhìn xuống khuôn ngực trần sau lần áo mỏng tang... Một lát sau, Hoài Thi từ từ mở mắt... Nàng nhìn không chớp vào bức tranh thiếu nữ treo trên tường với khuôn mặt đẹp thánh thiện như Đức Mẹ Đồng Trinh và chợt nhớ ngày xa xưa thi sĩ cũng từng gọi mình như thế! Nàng quay sang nhìn thi sĩ nồng nàn đắm đuối, đôi mắt đen ngời sáng dưới đôi hàng mi cong vút không chớp... Ký ức ùa về ào ạt - đã bao đêm chàng vấn vương mơ tưởng đến con người này, giờ nàng đã hiện ra bằng xương bằng thịt ngay trước mắt chàng - không mơn mởn, ngây thơ, e ấp như mấy mươi năm về trước mà từng trải, đằm thắm, tự tin, quyến rũ... Chàng từ từ cúi xuống hôn lên mắt nàng - đôi mắt long lanh, diễm lệ... Hoài Thi mơ màng tận hưởng nụ hôn thần tiên mà người tình trong mộng ban tặng cho nàng. Nàng lim dim đôi mắt đẹp, như nấn ná, như khích lệ, như chờ đợi một điều gì nồng nàn hơn thế nữa...
Tiếng chuông đồng hồ đổ dồn. Thi sĩ như bừng tỉnh. Chàng vò đầu, gãi tai như một cậu bé có lỗi:
- Hoài Thi về nhé! Xin lỗi em, mình phải lên lớp tiết bốn...
Hoài Thi ngước đôi mắt đẹp ầng ậng nước, cất giọng giận dỗi:
- Vâng... Thầy có việc thầy cứ đi, em sẽ về ngay, không làm mất thời giờ của thầy...
* * *
* * *
Người thiếu phụ trong bộ đồ tơ tằm trắng muốt nhẹ nhàng bước đến bên chàng cất giọng chế giễu:
- Này thi sĩ! Đường đường là một đấng nam nhi mà chàng phải đau buồn vì một việc cỏn con đó sao? Có gì uẩn khúc ở trong lòng, chàng cứ viết ra để giải toả...
* * *
Gà gáy canh ba. Nàng nhìn chàng khắc khoải, đắm đuối:
- Em phải đi rồi. Vĩnh biệt anh! Gặp được anh, em thật hạnh phúc!
Chàng giật mình như rơi từ cõi hư vô xuống, miệng lắp bắp vụng về:
- Chưa... nàng chưa đi được đâu! Ta đã biết nàng là ai và từ đâu đến đâu...
Chàng liều lĩnh dang tay, định ôm nàng thì đột nhiên bóng hình thướt tha, kiều diễm ấy biến mất đường đột như khi vừa xuất hiện. Chiếc rèm cửa vẫn lay lay phơ phất. Mùi hương thơm thoang thoảng là mùi hương của hoa hay hương của nàng? Thi sĩ chới với đứng dậy, từ từ tiến về phía cửa buồng - nơi treo bức tranh nữ sĩ họ Hồ chàng thường ngưỡng vọng. Chàng lạnh toát sống lưng khi nhận ra người thiếu phụ đêm qua đàm đạo văn thơ cùng chàng chính là nữ sĩ họ Hồ - một người đã từng được người đời ca tụng hết lời về tài năng văn chương thơ phú và cũng không ít người coi văn thơ của nàng là loại dâm thư - sản phẩm của một người đàn bà nổi loạn. Chàng đã có nửa đêm bên nàng trong mối tình thiêng liêng trong sáng, yêu nhau vì đức, mến nhau vì tài, không gợn chút nhục dục. Nàng không có vẻ đẹp rực rỡ, hồn nhiên như TrangTrang; nàng cũng không có vẻ đẹp si mê, quyến rũ đa tình của Hoài Thi. Vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp thánh thiện của một tâm hồn thanh cao, biết mình biết người, không ỷ tài cậy sắc mà đỏng đảnh, xem thường người khác; trân trọng con người nhưng không tỏ ra nhún mình quỵ luỵ... Thi sĩ thở dài: "Có lẽ chính vì điều đó ta yêu nàng muốn phát cuồng". Chàng đưa tay mân mê từng đường nét trên bức tranh, ngỡ ngàng khi nhìn thấy từ đôi mắt đen huyền thông minh sắc sảo kia hai giọt lệ to tròn tuôn rơi. Chàng hôn rất lâu vào đôi mắt, hôn đến đôi môi chúm chím như nụ hoa hàm tiếu của nàng. Kỳ lạ chưa, thân hình nàng trong tranh run rẩy... chàng cảm được hơi ấm từ cơ thể người thiếu phụ trong tranh như một người đàn bà bằng xương bằng thịt. Một thoáng rùng mình. Lần đầu tiên, sau hơn sáu mươi năm sống trên dương thế, chàng cảm thấy khát khao cuồng nhiệt. Như từ trong vô thức, đôi môi tham lam của chàng vục xuống khoảng thung lũng giữa đôi gò bồng đảo. "ùm!" Bức tranh đổ ập xuống người chàng. Thi sĩ mê man, bất tỉnh...
* * *
Sáng hôm sau... Tiết hai trống giờ học về thơ. Cả lớp buồn vì vắng bóng thầy. Buổi trưa, đám sinh viên mua đường sữa, hoa quả vào thăm thầy thì nhìn thấy thi sĩ nằm ngửa bất động. Bức tranh nữ sĩ họ Hồ - người đàn bà nổi tiếng ra đời trước chàng hơn thế kỷ đổ ụp lên thân thể chàng. Nhấc bức tranh ra, mọi người đều sửng sốt khi nhìn thấy đôi mắt người quá cố mở to, long lanh hai giọt nước mắt hạnh phúc muộn mằn... Đôi môi chàng phảng phất nụ cười đắm say, mãn nguyện...
Lai Châu, 20/12/2009.
B.T.S
- Trang Trang! Em làm sao thế?
- Không sao đâu thầy ạ! Em rất, rất vui. Và tự nhiên em nhớ đến thầy...
Thi sĩ thoáng rùng mình. Vì cảm động? Vì bất ngờ? Vì sao nữa? Ông biết cô bé mười tám tuổi xinh đẹp ngây thơ này đã khiến bao chàng sinh viên và các ông thầy trẻ xao xuyến mất ăn mất ngủ mà cô dửng dưng vô cảm chẳng muốn nhìn đến ai. Ông thì đã ngoại lục tuần với biết bao cay đắng trên tình trường. May mà ông có được cái tài nên tổ chức cứ níu kéo ông ở lại giảng dạy cho các sinh viên văn khoa thêm một vài năm nữa. Tình cảm của cô bé mộng mơ này cũng chỉ là tình cảm bồng bột nhất thời như những cô bé lớp đàn chị của cô. Tốt nhất là nên tạo ra một khoảng cách an toàn để cô bé khỏi vỡ mộng sau này và cũng để trái tim mình đừng thêm một lần nữa rỉ máu. Ông nhẹ nhàng nâng đầu cô ra khỏi bờ vai xương xẩu của mình:
- Bình tĩnh nào cô bé! Em trở về lên lớp học đi! Đừng trêu đùa lão già này nữa.
- Không! Em không phải là cô bé. Em mười tám tuổi rồi. Thầy cũng không phải lão già. Thầy còn độc thân và tâm hồn thầy còn rất trẻ. Em đã đọc hết các tập thơ tình của thầy. Em ngưỡng mộ thầy và em yêu thầy thật lòng.
- Thôi nào, cô bé, về lên lớp học đi. Rồi có ngày em sẽ thấy ân hận.
- Em không ân hận. Em muốn được thầy hôn...
Để chiều lòng cô bé và cũng không cưỡng nổi lòng mình, thi sĩ nhẹ nhàng ôm cô bé, nâng mặt cô lên và hôn vào giữa trán cô. Cô mỉm cười sung sướng:
- Em cám ơn thầy! Em lên lớp đây!
Cô đem theo cả hơi thở ấm áp và nụ hôn phớt nhẹ, không gợn chút dục tình của thần tượng lên lớp...
Hoài Thi nhẹ nhàng len qua luống thược dược đỏ thắm, khe khẽ cất tiếng chào từ sau lưng thi sĩ:
- Anh ạ!
Thi sĩ đang mải miết nhìn theo một cánh én chấp chới phía trời xa, khẽ rùng mình thảng thốt:
- Em đấy ư?
Giọng nói chàng nhẹ bẫng như trôi từ một cõi hư vô nào đến. Đôi gò má chàng phơn phớt hồng tựa hình ảnh chàng cách đây bốn mươi năm về trước... Hoài Thi chợt hiểu ra: Chàng xúc động nhường ấy - đương nhiên trái tim chàng lại thêm một lần nữa run rẩy: "Lại một lần nữa ta mất chàng - Cái con bé chíp hôi có gương mặt bừng sáng, ngây thơ, thánh thiện và giọng nói ríu rít như chim... nó đã kịp làm xiêu lòng chàng... ừ mà cũng tại ta... Hồi ấy ta còn trẻ trung xinh đẹp, biết bao kẻ vây quanh... Chàng thi sĩ nghèo nhưng có trái tim nhạy cảm, nhân hậu... Giờ thì ta đã có rất nhiều: Nhà cửa, tiện nghi, chồng thành đạt, con trai con gái khôi ngô, xinh đẹp, học hành giỏi giang... Ta chỉ thiếu một trái tim yêu thương nồng nàn quyến rũ, có đốt đuốc đi tìm dưới gầm trời này cũng chẳng tìm nổi người thứ hai như chàng... Khi ta tìm gặp lại chàng - chàng không hề oán trách nhưng lịch thiệp tạo ra khoảng cách... Chẳng có lẽ ta chẳng là gì trong mắt chàng?". Hoài Thi bỗng cảm thấy chóng mặt, mắt hoa lên, nàng luống cuống vịn vào cây thuỷ trúc có dây hoa sao mỏng mảnh, đỏ tươi như máu quấn quanh rồi từ từ quỵ xuống... Chân nàng vô tình đá phải chiếc ô doa đặt... cạnh cây thuỷ trúc khiến nó lăn lông lốc và phát ra tiếng kêu lọc cọc. Thi sĩ giật mình quay lại, chàng vô cùng hoảng hốt khi nhìn thấy Hoài Thi gần như trong trạng thái bất tỉnh. Chàng xốc Hoài Thi vào thư phòng, lấy khăn mặt dấp nước âm ấm đặt lên trán nàng, lấy dầu gió xoa khắp cổ, tay cho nàng. Chàng ý tứ không nhìn xuống khuôn ngực trần sau lần áo mỏng tang... Một lát sau, Hoài Thi từ từ mở mắt... Nàng nhìn không chớp vào bức tranh thiếu nữ treo trên tường với khuôn mặt đẹp thánh thiện như Đức Mẹ Đồng Trinh và chợt nhớ ngày xa xưa thi sĩ cũng từng gọi mình như thế! Nàng quay sang nhìn thi sĩ nồng nàn đắm đuối, đôi mắt đen ngời sáng dưới đôi hàng mi cong vút không chớp... Ký ức ùa về ào ạt - đã bao đêm chàng vấn vương mơ tưởng đến con người này, giờ nàng đã hiện ra bằng xương bằng thịt ngay trước mắt chàng - không mơn mởn, ngây thơ, e ấp như mấy mươi năm về trước mà từng trải, đằm thắm, tự tin, quyến rũ... Chàng từ từ cúi xuống hôn lên mắt nàng - đôi mắt long lanh, diễm lệ... Hoài Thi mơ màng tận hưởng nụ hôn thần tiên mà người tình trong mộng ban tặng cho nàng. Nàng lim dim đôi mắt đẹp, như nấn ná, như khích lệ, như chờ đợi một điều gì nồng nàn hơn thế nữa...
Tiếng chuông đồng hồ đổ dồn. Thi sĩ như bừng tỉnh. Chàng vò đầu, gãi tai như một cậu bé có lỗi:
- Hoài Thi về nhé! Xin lỗi em, mình phải lên lớp tiết bốn...
Hoài Thi ngước đôi mắt đẹp ầng ậng nước, cất giọng giận dỗi:
- Vâng... Thầy có việc thầy cứ đi, em sẽ về ngay, không làm mất thời giờ của thầy...
...Lần thứ ba... Trang Trang mặc áo đầm màu hồng phấn, hai bím tóc nhỏ xíu như đuôi chồn ngoe nguẩy. Nàng cầm trên tay tập thơ tình như một vật trang sức, một cái cớ đến gặp ông thầy khả kính của mình... Nàng tinh nghịch huýt sáo một bản tình ca với âm điệu vui tươi, nhí nhảnh của thảo nguyên mênh mang xa vắng... Suýt nữa nàng va phải Hoài Thi khi bà này từ thư phòng thi sĩ bước ra, đôi mắt ngấn lệ tràn trề thất vọng...
- Chào bà! Sao bà về vội thế? Bà nán lại một chút cùng thầy và cháu thưởng thức một ly cà phê Ban Mê mẹ cháu vừa gửi ra, bà nhé!
Trang Trang vẫn tỏ thái độ lễ phép, lịch thiệp mà cao ngạo của một người tự ý thức được thế mạnh vượt trội của mình so với đối phương... Thấy bà này gật đầu, rảo bước như trốn chạy, như thất bại, nàng cảm thấy vừa đắc ý vừa thương hại bà ta... Nhưng rồi nàng lại nghĩ: "Bà ta có kinh nghiệm trên tình trường - có thể lần này bà chưa chinh phục được thầy, nhưng biét đâu được...". Cô nữ sinh mơ mộng đã học lỏm được vài chiêu trói buộc người tình qua các trang tiểu thuyết vừa đọc... Nhưng cô đã lầm. Người thất bại thảm hại lại chính là thần tượng của cô - Hoài Thi chỉ là người thất vọng trước sự thực phũ phàng...
"Ta khác!". Trang Trang kiêu hãnh nghĩ và yểu điệu lướt qua trước thầy. Thi sĩ xua tay, đôi mắt tuyệt vọng như con thú bị thương:
- Em về đi! Về đi! Tôi mệt.
Trang Trang tối sầm mặt mũi:
- Chỉ vì người đàn bà kia ư, thầy?
Thi sĩ uể oải lắc đầu... Trang Trang đành lặng lẽ bước khỏi thư phòng...
Biết tin thi sĩ ốm, Trang Trang còn mua hoa quả đến thăm ông hai lần nữa. Tự tay nàng bóc cam mời ông ăn, ông cũng chỉ buồn bã lắc đầu. Lòng tự ái của cô gái trẻ đẹp bị tổn thương, nàng nghiêng mình kính cẩn:
- Chào thầy!
Rồi lặng lẽ ra về, bụng bảo dạ: "Ta quý tài văn chương, ta yêu tâm hồn chàng và ta cũng muốn chàng hết mình với ta. Xung quanh ta thiếu gì chàng trai trẻ ve vãn, tán tỉnh..."
- Chào bà! Sao bà về vội thế? Bà nán lại một chút cùng thầy và cháu thưởng thức một ly cà phê Ban Mê mẹ cháu vừa gửi ra, bà nhé!
Trang Trang vẫn tỏ thái độ lễ phép, lịch thiệp mà cao ngạo của một người tự ý thức được thế mạnh vượt trội của mình so với đối phương... Thấy bà này gật đầu, rảo bước như trốn chạy, như thất bại, nàng cảm thấy vừa đắc ý vừa thương hại bà ta... Nhưng rồi nàng lại nghĩ: "Bà ta có kinh nghiệm trên tình trường - có thể lần này bà chưa chinh phục được thầy, nhưng biét đâu được...". Cô nữ sinh mơ mộng đã học lỏm được vài chiêu trói buộc người tình qua các trang tiểu thuyết vừa đọc... Nhưng cô đã lầm. Người thất bại thảm hại lại chính là thần tượng của cô - Hoài Thi chỉ là người thất vọng trước sự thực phũ phàng...
"Ta khác!". Trang Trang kiêu hãnh nghĩ và yểu điệu lướt qua trước thầy. Thi sĩ xua tay, đôi mắt tuyệt vọng như con thú bị thương:
- Em về đi! Về đi! Tôi mệt.
Trang Trang tối sầm mặt mũi:
- Chỉ vì người đàn bà kia ư, thầy?
Thi sĩ uể oải lắc đầu... Trang Trang đành lặng lẽ bước khỏi thư phòng...
Biết tin thi sĩ ốm, Trang Trang còn mua hoa quả đến thăm ông hai lần nữa. Tự tay nàng bóc cam mời ông ăn, ông cũng chỉ buồn bã lắc đầu. Lòng tự ái của cô gái trẻ đẹp bị tổn thương, nàng nghiêng mình kính cẩn:
- Chào thầy!
Rồi lặng lẽ ra về, bụng bảo dạ: "Ta quý tài văn chương, ta yêu tâm hồn chàng và ta cũng muốn chàng hết mình với ta. Xung quanh ta thiếu gì chàng trai trẻ ve vãn, tán tỉnh..."
* * *
Sau hơn tuần nghỉ ốm, thi sĩ lên lớp với bộ mặt gầy sọm, râu ria sợi đen sợi trắng đua nhau mọc tua tủa. Ông cố tránh không để ý đến Trang Trang nhưng nàng lại cố tình cười nói lả lơi với mấy chàng sinh viên trẻ măng như cố tình chọc tức ông... Thời gian sau, ông nghe tin nàng... chửa hoang, chẳng biết với ai nữa, nhà trường đang họp hội đồng kỷ luật để xử lý nàng, răn đe làm gương cho kẻ khác. Nàng phớt đời, ngạo nghễ đi giữa mọi người với chiếc bụng lùm lùm sau lần áo mútxôlin mỏng tang màu hoàng yến... Một lần, nàng cố tình đợi ông đi ngang qua và nói rất nhanh:
- Tất cả là tại thầy, thầy làm em vỡ mộng.
Nước mắt nàng lã chã tuôn rơi. Mặc dù biết lời trách cứ đó là vô lý (ông có bao giờ hứa hẹn làm cho nàng nuôi hy vọng đâu) nhưng ông vẫn cảm thấy xót xa, thương nàng vô hạn.
Dạo này thi sĩ cũng hay gặp Hoài Thi. Nàng luôn sánh đôi bên chồng trong những buổi đi xem hoà nhạc hoặc đi dạo trên đường phố, xem ra rất tình tứ và ngập tràn hạnh phúc. Ông chồng võ biền "dùi đục chấm mắm cáy" giờ đã đeo lon đại tá và có phần bệ vệ hơn trước. Nhìn thấy thi sĩ từ xa, Hoài Thi chủ động khoác tay chồng và đon đả chào chàng trước:
- Lâu rồi không gặp anh. Anh vẫn khỏe chứ ạ? Sao anh lại đi có một mình?
Thi sĩ lịch sự bắt tay người chồng và đáp lại qua quít... Chàng biết rõ Hoài Thi đang đóng kịch. Nàng lừa chàng, lừa chồng, lừa mọi người và tự lừa dối chính mình. Cuộc sống giàu sang trong nhung lụa không làm nàng hạnh phúc. Thi sĩ nhận rõ điều đó qua ánh nhìn mỉa mai, khiêu khích, oán giận, trách móc của nàng. Trái tim đa cảm của chàng lại ngập tràn thương xót: "Cuộc đời mỗi người có một nỗi khổ riêng - ta thương nàng nhưng chính ta - chính ta là con người bất hạnh nhất"... Chàng lừ đừ bước vào phòng tắm. Tự ngắm mình trong chiếc gương lớn treo đối diện, chàng buồn rầu nhận ra những vết chân chim hằn trên mí mắt: "Ôi! Ta đã già, ta đã già thật rồi !" Chàng uể oải, hờ hững cởi bỏ bộ đồ ngủ kẻ sọc xanh trắng, tự nhìn ngắm thân thể mình trong gương: "Vòm ngực, bắp tay ta vẫn còn săn chắc - đó là do ta làm việc, sinh hoạt điều độ và tâm hồn ta còn rất trẻ - Chàng tự nhủ - Đàn bà, con gái vẫn mê thơ tình của ta". Đôi mắt chàng từ từ đảo xuống phía dưới phần bụng trắng hồng, thon lẳn bỗng ngây đờ ra, đau đớn tột độ: "Trời ơi! Sao lúc nào nó cũng tím tái, ủ rũ, u buồn đến vậy? Tất cả là tại nó... tại nó... tại nó. Ta đâu phải là đức thánh như các bà, các cô từng nghĩ, từng rỉ tai nhau trong những lúc thất tình ê chề. Ông trời thật bất công hay thật công bằng khi cho ta tâm hồn đa cảm, tài thơ thiên bẩm nhưng lại không cho ta hạnh phúc được hưởng thú vui trần tục như mọi người đàn ông bình thường khác? Tại sao? Tại sao lũ đàn bà, con gái đều ỏn ẻn nói rằng mến tài thơ của ta, yêu tâm hồn ta nhưng khi thấy ngoài nụ hôn nồng nàn say đắm ban tặng họ, ta không thể tiến xa hơn được nữa - họ sẵn sàng bỏ rơi ta? Chẳng lẽ họ chú trọng đề cao nhục dục đến thế?". Bực mình, chàng khoác hờ chiếc khăn tắm lên mình rồi ra ngồi bàn viết, quyết định không tắm nữa:
"Đến bao giờ ta mới gặp được em?
Người con gái đoan trang không màng danh lợi
Nàng yêu ta ở phần hồn thánh thiện
Không cúi mình trước nhục dục tầm thường..."
Viết đến đó, nước mắt chàng trào ra - nỗi buồn thầm kín này chỉ riêng chàng tỏ. Khó tìm lắm - chàng lẩm bẩm một mình rồi gục xuống bàn, thiếp đi...
- Tất cả là tại thầy, thầy làm em vỡ mộng.
Nước mắt nàng lã chã tuôn rơi. Mặc dù biết lời trách cứ đó là vô lý (ông có bao giờ hứa hẹn làm cho nàng nuôi hy vọng đâu) nhưng ông vẫn cảm thấy xót xa, thương nàng vô hạn.
Dạo này thi sĩ cũng hay gặp Hoài Thi. Nàng luôn sánh đôi bên chồng trong những buổi đi xem hoà nhạc hoặc đi dạo trên đường phố, xem ra rất tình tứ và ngập tràn hạnh phúc. Ông chồng võ biền "dùi đục chấm mắm cáy" giờ đã đeo lon đại tá và có phần bệ vệ hơn trước. Nhìn thấy thi sĩ từ xa, Hoài Thi chủ động khoác tay chồng và đon đả chào chàng trước:
- Lâu rồi không gặp anh. Anh vẫn khỏe chứ ạ? Sao anh lại đi có một mình?
Thi sĩ lịch sự bắt tay người chồng và đáp lại qua quít... Chàng biết rõ Hoài Thi đang đóng kịch. Nàng lừa chàng, lừa chồng, lừa mọi người và tự lừa dối chính mình. Cuộc sống giàu sang trong nhung lụa không làm nàng hạnh phúc. Thi sĩ nhận rõ điều đó qua ánh nhìn mỉa mai, khiêu khích, oán giận, trách móc của nàng. Trái tim đa cảm của chàng lại ngập tràn thương xót: "Cuộc đời mỗi người có một nỗi khổ riêng - ta thương nàng nhưng chính ta - chính ta là con người bất hạnh nhất"... Chàng lừ đừ bước vào phòng tắm. Tự ngắm mình trong chiếc gương lớn treo đối diện, chàng buồn rầu nhận ra những vết chân chim hằn trên mí mắt: "Ôi! Ta đã già, ta đã già thật rồi !" Chàng uể oải, hờ hững cởi bỏ bộ đồ ngủ kẻ sọc xanh trắng, tự nhìn ngắm thân thể mình trong gương: "Vòm ngực, bắp tay ta vẫn còn săn chắc - đó là do ta làm việc, sinh hoạt điều độ và tâm hồn ta còn rất trẻ - Chàng tự nhủ - Đàn bà, con gái vẫn mê thơ tình của ta". Đôi mắt chàng từ từ đảo xuống phía dưới phần bụng trắng hồng, thon lẳn bỗng ngây đờ ra, đau đớn tột độ: "Trời ơi! Sao lúc nào nó cũng tím tái, ủ rũ, u buồn đến vậy? Tất cả là tại nó... tại nó... tại nó. Ta đâu phải là đức thánh như các bà, các cô từng nghĩ, từng rỉ tai nhau trong những lúc thất tình ê chề. Ông trời thật bất công hay thật công bằng khi cho ta tâm hồn đa cảm, tài thơ thiên bẩm nhưng lại không cho ta hạnh phúc được hưởng thú vui trần tục như mọi người đàn ông bình thường khác? Tại sao? Tại sao lũ đàn bà, con gái đều ỏn ẻn nói rằng mến tài thơ của ta, yêu tâm hồn ta nhưng khi thấy ngoài nụ hôn nồng nàn say đắm ban tặng họ, ta không thể tiến xa hơn được nữa - họ sẵn sàng bỏ rơi ta? Chẳng lẽ họ chú trọng đề cao nhục dục đến thế?". Bực mình, chàng khoác hờ chiếc khăn tắm lên mình rồi ra ngồi bàn viết, quyết định không tắm nữa:
"Đến bao giờ ta mới gặp được em?
Người con gái đoan trang không màng danh lợi
Nàng yêu ta ở phần hồn thánh thiện
Không cúi mình trước nhục dục tầm thường..."
Viết đến đó, nước mắt chàng trào ra - nỗi buồn thầm kín này chỉ riêng chàng tỏ. Khó tìm lắm - chàng lẩm bẩm một mình rồi gục xuống bàn, thiếp đi...
* * *
Người thiếu phụ trong bộ đồ tơ tằm trắng muốt nhẹ nhàng bước đến bên chàng cất giọng chế giễu:
- Này thi sĩ! Đường đường là một đấng nam nhi mà chàng phải đau buồn vì một việc cỏn con đó sao? Có gì uẩn khúc ở trong lòng, chàng cứ viết ra để giải toả...
Chưa có một người đàn bà con gái nào dám nói với chàng bằng cái giọng vừa thân mật vừa kẻ cả như thế. Chàng dụi mắt,sững sờ trước vẻ đẹp phồn thực hiển hiện trên tấm thân tròn lẳn, những đường cong gợi cảm của người đàn bà đang ở giai đoạn sung mãn nhất. Chàng thi sĩ đa tình yêu cái đẹp - đơn giản là như thế... Bắt gặp cái nhìn giễu cợt, đầy vẻ khiêu khích từ đôi mắt to tròn ẩn dưới bờ mi cong vút, chàng ý tứ lảng cái nhìn sang tủ sách treo đối diện chiếc giường ngủ của mình:
- Nàng là ai? Cớ sao nàng lại biết rằng ta đang buồn?
- Em là người cũng yêu thơ như chàng. Thơ chàng hay vì nhiều lẽ nhưng trước hết và trên hết chàng dám nói thật những rung động lòng mình ở cõi tâm tư sâu lắng nhất - Người nhất. Một số kẻ khác - cái bọn cơ hội, đạo đức giả ấy lớn tiếng chê bai thơ chàng chỉ biết đi sâu khai thác cái tôi nhỏ bé mà không nói được cái lớn lao, tầm vóc... Có phải ai cũng có đủ tâm và đủ tầm để nói những vấn đề lớn lao đó đâu - mà nói được cái tôi để bao người đọc cảm được cái ta trong đó cũng đáng quý lắm rồi... Mà chàng buồn, em cảm nhận được bởi "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" mà...
Thi sĩ ngạc nhiên, cất giọng nhẹ nhàng bảo nàng rằng:
- Nàng chắc mới ba mươi tuổi. Ta sáu mươi tuổi rồi. Thôi. Ta cứ gọi nhau bằng anh em cho thân mật nhé! Nào! Mời em ra ngoài ban công uống chè, thưởng nguyệt và cùng đàm đạo văn chương.
Chàng giơ bàn tay phải ra - rất sành điệu, lịch lãm mời nàng đi trước. Nhưng nàng ý tứ lùi lại phía sau và cất tiếng cười thật trong trẻo:
- Em cười anh điều gì đấy?
- Không! Không phải em cười anh. Em vui vì trong mắt anh, em trẻ thêm mười bốn tuổi. Thực ra thì... em đã bốn mươi tư tuổi rồi đấy!
Lúc ấy, chàng đang pha trà, lúng túng suýt nữa đánh rơi cái ấm chuyên màu cánh gián... Hai người nhìn nhau thiết tha tình tứ. Rồi họ say mê nói chuyện văn chương đông tây kim cổ, tâm đầu ý hợp. Chàng tò mò muốn biết nàng là ai? Nàng từ đâu đến nhưng lại e ngại nàng sẽ cho mình là người khiếm nhã, chàng khôn khéo gài những câu hỏi xen vào việc bình phẩm thơ ca. Ai dè vớ phải cao thủ. Nàng kỳ lạ thật! Vừa mơ màng lãng mạn, vừa tỉnh táo, thông minh, mẫn tiệp.
- Nàng là ai? Cớ sao nàng lại biết rằng ta đang buồn?
- Em là người cũng yêu thơ như chàng. Thơ chàng hay vì nhiều lẽ nhưng trước hết và trên hết chàng dám nói thật những rung động lòng mình ở cõi tâm tư sâu lắng nhất - Người nhất. Một số kẻ khác - cái bọn cơ hội, đạo đức giả ấy lớn tiếng chê bai thơ chàng chỉ biết đi sâu khai thác cái tôi nhỏ bé mà không nói được cái lớn lao, tầm vóc... Có phải ai cũng có đủ tâm và đủ tầm để nói những vấn đề lớn lao đó đâu - mà nói được cái tôi để bao người đọc cảm được cái ta trong đó cũng đáng quý lắm rồi... Mà chàng buồn, em cảm nhận được bởi "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" mà...
Thi sĩ ngạc nhiên, cất giọng nhẹ nhàng bảo nàng rằng:
- Nàng chắc mới ba mươi tuổi. Ta sáu mươi tuổi rồi. Thôi. Ta cứ gọi nhau bằng anh em cho thân mật nhé! Nào! Mời em ra ngoài ban công uống chè, thưởng nguyệt và cùng đàm đạo văn chương.
Chàng giơ bàn tay phải ra - rất sành điệu, lịch lãm mời nàng đi trước. Nhưng nàng ý tứ lùi lại phía sau và cất tiếng cười thật trong trẻo:
- Em cười anh điều gì đấy?
- Không! Không phải em cười anh. Em vui vì trong mắt anh, em trẻ thêm mười bốn tuổi. Thực ra thì... em đã bốn mươi tư tuổi rồi đấy!
Lúc ấy, chàng đang pha trà, lúng túng suýt nữa đánh rơi cái ấm chuyên màu cánh gián... Hai người nhìn nhau thiết tha tình tứ. Rồi họ say mê nói chuyện văn chương đông tây kim cổ, tâm đầu ý hợp. Chàng tò mò muốn biết nàng là ai? Nàng từ đâu đến nhưng lại e ngại nàng sẽ cho mình là người khiếm nhã, chàng khôn khéo gài những câu hỏi xen vào việc bình phẩm thơ ca. Ai dè vớ phải cao thủ. Nàng kỳ lạ thật! Vừa mơ màng lãng mạn, vừa tỉnh táo, thông minh, mẫn tiệp.
* * *
Gà gáy canh ba. Nàng nhìn chàng khắc khoải, đắm đuối:
- Em phải đi rồi. Vĩnh biệt anh! Gặp được anh, em thật hạnh phúc!
Chàng giật mình như rơi từ cõi hư vô xuống, miệng lắp bắp vụng về:
- Chưa... nàng chưa đi được đâu! Ta đã biết nàng là ai và từ đâu đến đâu...
Chàng liều lĩnh dang tay, định ôm nàng thì đột nhiên bóng hình thướt tha, kiều diễm ấy biến mất đường đột như khi vừa xuất hiện. Chiếc rèm cửa vẫn lay lay phơ phất. Mùi hương thơm thoang thoảng là mùi hương của hoa hay hương của nàng? Thi sĩ chới với đứng dậy, từ từ tiến về phía cửa buồng - nơi treo bức tranh nữ sĩ họ Hồ chàng thường ngưỡng vọng. Chàng lạnh toát sống lưng khi nhận ra người thiếu phụ đêm qua đàm đạo văn thơ cùng chàng chính là nữ sĩ họ Hồ - một người đã từng được người đời ca tụng hết lời về tài năng văn chương thơ phú và cũng không ít người coi văn thơ của nàng là loại dâm thư - sản phẩm của một người đàn bà nổi loạn. Chàng đã có nửa đêm bên nàng trong mối tình thiêng liêng trong sáng, yêu nhau vì đức, mến nhau vì tài, không gợn chút nhục dục. Nàng không có vẻ đẹp rực rỡ, hồn nhiên như TrangTrang; nàng cũng không có vẻ đẹp si mê, quyến rũ đa tình của Hoài Thi. Vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp thánh thiện của một tâm hồn thanh cao, biết mình biết người, không ỷ tài cậy sắc mà đỏng đảnh, xem thường người khác; trân trọng con người nhưng không tỏ ra nhún mình quỵ luỵ... Thi sĩ thở dài: "Có lẽ chính vì điều đó ta yêu nàng muốn phát cuồng". Chàng đưa tay mân mê từng đường nét trên bức tranh, ngỡ ngàng khi nhìn thấy từ đôi mắt đen huyền thông minh sắc sảo kia hai giọt lệ to tròn tuôn rơi. Chàng hôn rất lâu vào đôi mắt, hôn đến đôi môi chúm chím như nụ hoa hàm tiếu của nàng. Kỳ lạ chưa, thân hình nàng trong tranh run rẩy... chàng cảm được hơi ấm từ cơ thể người thiếu phụ trong tranh như một người đàn bà bằng xương bằng thịt. Một thoáng rùng mình. Lần đầu tiên, sau hơn sáu mươi năm sống trên dương thế, chàng cảm thấy khát khao cuồng nhiệt. Như từ trong vô thức, đôi môi tham lam của chàng vục xuống khoảng thung lũng giữa đôi gò bồng đảo. "ùm!" Bức tranh đổ ập xuống người chàng. Thi sĩ mê man, bất tỉnh...
* * *
Sáng hôm sau... Tiết hai trống giờ học về thơ. Cả lớp buồn vì vắng bóng thầy. Buổi trưa, đám sinh viên mua đường sữa, hoa quả vào thăm thầy thì nhìn thấy thi sĩ nằm ngửa bất động. Bức tranh nữ sĩ họ Hồ - người đàn bà nổi tiếng ra đời trước chàng hơn thế kỷ đổ ụp lên thân thể chàng. Nhấc bức tranh ra, mọi người đều sửng sốt khi nhìn thấy đôi mắt người quá cố mở to, long lanh hai giọt nước mắt hạnh phúc muộn mằn... Đôi môi chàng phảng phất nụ cười đắm say, mãn nguyện...
Lai Châu, 20/12/2009.
B.T.S
Có thể bạn quan tâm
Bờ thực - Thơ Nguyễn Thị Anh Đào Bên tháp Chàm - Nguyễn Nho KhiêmMột chiều Đà Nẵng - Tạ Hoàng TúTrăng sông Hàn –Thơ của Ngô CangMón bánh xèo của mẹ - Trần Nguyên HạnhTrò chơi ngày Tết của người dân xứ Quảng - Huỳnh Thạch HàXin Nhúm Nhen - Nguyễn TríĐầu ghềnh cuối bãi - Truyện ngắn Phan Thế PhiệtÔng già bán chổi - Thơ Ngô Liên HươngChuyện ba người - Truyện ngắn Bùi Đê Yên