Đại hội Hội Nhà văn lần thứ III, nhiệm kỳ 2013-2018
Chuẩn bị tiến tới Đại hội Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật (VHNT) thành phố Đà Nẵng khóa VIII nhiệm kỳ 2014-2019, được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân thành phố và Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2013-2018 trong 2 ngày 23/5 và 24/5/2014.
Đại hội chính thức diễn ra vào sáng ngày 24/5/2014. Đến dự có ông Bùi Xuân, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy; nhà thơ Bùi Công Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Đà Nẵng; nhà thơ Ngân Vịnh, Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Đà Nẵng; nhà văn Thái Bá Lợi, Phó chủ tịch Hội đồng văn xuôi-Giám đốc Chi nhánh NXB Hội Nhà văn Việt Nam tại Đà Nẵng, miền Trung và Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo một số Sở, ban ngành liên quan trong thành phố, đại diện Ban chấp hành 8 Hội chuyên ngành.
72 hội viên trên tổng số 96 hội viên Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵng đã tham dự Đại hội.
Nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm, Chủ tịch Hội Nhà văn thay mặt Đoàn chủ tịch trình bày dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2007-2013 và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2013-2018.
Đại hội cũng đã nghe trình bày báo cáo Kiểm điểm của Ban chấp hành, các tham luận đề cập đến những vấn đề đáng quan tâm trong hoạt động văn học ở Đà Nẵng và thảo luận đóng góp vào phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2013-2018 trên tinh thần đoàn kết, sáng tạo để khắc phục những hạn chế trong nhiệm kỳ qua và đưa hoạt động văn học thành phố lên một bước phát triển mới.
Ông Bùi Xuân, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy phát biểu biểu dương những thành tích của Hội Nhà văn trong nhiệm kỳ qua, chỉ đạo Hội chú trọng công tác định hướng tư tưởng trong sáng tác, tích cực thâm nhập thực tế để có những tác phẩm tốt phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển của thành phố, phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước và chủ quyền độc lập dân tộc và mong muốn Hội tiếp tục hoạt động có hiệu quả.
Nhà thơ Bùi Công Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Đà Nẵng phát biểu thống nhất với những nhiệm vụ đã đề ra trong nhiệm kỳ mới và xác định trách nhiệm Ban Chấp hành phải phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, chú trọng củng cố tổ chức, phát triển lực lượng sáng tác trẻ, nâng cao chất lượng, tính xã hội trong sáng tác, nhất là vấn đề biển đảo đang được cả nước quan tâm và lãnh đạo hội viên thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2013-2018.
Nhà thơ Ngân Vịnh, Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Đà Nẵng phát biểu chúc mừng đại hội thành công tốt đẹp, mong muốn quan hệ hỗ trợ, phối hợp hoạt động giữa Chi hội và Hội Nhà Văn Đà Nẵng ngày càng vững mạnh, góp phần phát triển hoạt động văn học thành phố.
Nhiệm kỳ 2013-2018, Đại hội đã bầu :
Ban chấp hành gồm 7 thành viên:
1/ Nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm : Chủ tịch
2/ Nhà thơ Lê Anh Dũng : Phó Chủ tịch
3/ Nhà thơ Nguyễn Kim Huy : Phó Chủ Tịch
4/ Nhà văn Bùi Tự Lực : Uỷ Viên
5/ Nhà thơ Mai hữu Phước : Uỷ viên
6/ Nhà văn Trần Trung Sáng : Uỷ viên
7/ Nhà thơ Đinh Thị Như Thúy : Uỷ viên
Ban kiểm tra gồm 3 thành viên:
1/ Nhà thơ Mai hữu Phước : Trưởng ban
2/ Nhà thơ Phạm Thị Lan Hoa : Uỷ viên
3/ Nhà thơ Nguyễn Văn Tám : Uỷ viên
Ban chấp hành mới đã ra mắt Đại hội. Nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm, Chủ tịch Hội, thay mặt Ban chấp hành nhiệm kỳ 2013-2018 phát biểu nhận nhiệm vụ lãnh đạo Hội Nhà văn thực hiện hoàn thành Nghị quyết Đại hội lần thứ III đã thông qua để xứng đáng với sự quan tâm, tạo điều kiện và mong đợi của lãnh đạo và công chúng yêu thích văn học của thành phố.
NHỮNG THÀNH TÍCH HOẠT ĐỘNG TRONG NHIỆM KỲ 2007 – 2013
1/ Tổng số hội viên: 96, Hội viên Trung ương: 14 Kết nạp Hội Nhà văn Đà Nẵng: 27 Kết nạp Hội Nhà văn ViệtNam: 03 Thành lập CLB Văn học trẻ : 20 2/ Tổ chức cho hội viên học tập nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng và quán triệt các Nghị quyết hội nghị Trung ương, các chủ trương về văn hóa, văn học nghệ thuật. 3/ Tổ chức thực tế sáng tác tại một số huyện của tỉnh QuảngNam, viết về nông thôn mới tại Hòa Vang, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” tại Quảng Tây (Trung Quốc). 4/ Cử hội viên tham gia các trại sáng tác do Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT ViệtNam, Liên hiệp các Hội VHNT thành phố tổ chức hàng năm. 5/ Đề xuất Liên hiệp Hội hỗ trợ sáng tác, xuất bản cho 50 tác giả có bản thảo chất lượng tốt. 6/ Phối hợp tổ chức giao lưu trao đổi văn học với nhiều tỉnh bạn và một số nước Ấn Độ, Nhật bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. 7/ Phối hợp với Chi nhánh NXB Hội Nhà văn, NXB Văn học, NXB Quân đội nhân dân, Tạp chí văn hóa quân sự, Trường Đại học Sư phậm Đà Nẵng, Thư viện Tổng hợp thành phố, các Trung tâm Văn hóa-Thông tin quận và một số đơn vị khác tổ chức trên 50 buổi giới thiệu tác giả, tác phẩm, thực tế sáng tác và các hình thức sinh hoạt khác. 8/ Hỗ trợ các CLB thơ Hàn Giang, CLB Thái Phiên, CLB thơ Đường luật, CLB thơ phường Mỹ An, Hòa Cường Bắc, Thanh Khê Đông, Hòa Khánh Bắc trong tổ chức hoạt động và xuất bản góp phần làm phong phú thêm đời sống văn học của thành phố. 9/ Xây dựng quan hệ giao lưu với CLB thơ Đất Quảng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng hương Đà Nẵng và Quảng Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp tổ chức một số buổi sinh hoạt giao lưu, cộng tác trong việc xuất bản, giới thiệu tác phẩm của câu lạc bộ và của người dân xứ Quảng sống xa quê. 10/ Xuất bản nhiều tuyển tập chuyên đề: “Văn học Đà Nẵng 1997-2007”, Tuyển thơ “Đà Nẵng 1997-2012”, “Gửi lòng con đến cùng Cha” (thơ viết về Bác Hồ), “Ngàn năm thương nhớ” (tập thơ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long-Hà Nội), “Giao hưởng và đốm lửa” (thơ văn các tác giả trẻ) và một số tập sách về các vùng đất thành phố như thơ văn viết về Hải Vân Quan, danh thắng Ngũ Hành Sơn và một số địa danh khác. 11/ Phối hợp tổ chức 06 trại sáng tác văn học, mỹ thuật dành cho thiếu nhi trong các trường phổ thông trên địa bàn thành phố vào dịp hè hằng năm. Trên cơ sở những tác phẩm được trao giải tại trại đã chọn gửi tham dự cuộc thi “Cây bút tuổi hồng” do Hội Nhà văn ViệtNamvà Trung ương Đoàn tổ chức. 12/ Tổ chức Ngày thơ Việt Nam hàng năm không chỉ dành riêng cho những nhà thơ trao đổi, sinh hoạt mà mở rộng đến các quận, xã, phường, các Trung tâm Văn hóa-Thông tin quận, các câu lạc bộ thơ để ngày thơ trở thành một hình thức sinh hoạt trong nhân dân thành phố vào dịp Tết Nguyên tiêu. 13/ Tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, nói chuyện về văn học: hội thảo “Thơ Đà Nẵng 1975-2013 xu hướng và triển vọng”, tiểu thuyết “Minh Sư” của Thái Bá Lợi, “Chu Cẩm Phong – tác giả tác phẩm” nhân dịp nhà văn được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang; giới thiệu các tuyển “Văn học Đà Nẵng 1997-2007”, tuyển thơ “Gửi lòng con đến cùng cha”, tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” và một số tác giả - tác phẩm tiểu biểu của Hội. 14/ Thành lập CLB văn học Trẻ dành cho những người viết văn trẻ mới trưởng thành, đã tập hợp xuất bản tuyển văn-thơ “Giao hưởng và đốm lửa” tạo được ấn tượng tốt trong bạn đọc. 15/ Phối hợp với NXB Kim Đồng tổ chức 2 buổi tọa đàm về chủ đề “Thiếu nhi viết và viết cho thiếu nhi”, buổi tọa đàm thu hút các tác giả viết về thiếu nhi của thành phố, có nhiều trao đổi thẳng thắn mang tính học thuật nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng sách viết cho lứa tuổi thiếu nhi hiện nay. 16/ Hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên xuất bản gần 100 đầu sách với các thể loại văn xuôi, thơ, nghiên cứu phê bình và dịch thuật. 17/ Các giải thưởng đạt được: -03 Giải thưởng quốc tế: 02 giải thưởng Sông Mê Công và 01 giải thưởng Asean. -03 Giải thưởng Nhà nước. -Nhiều giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT ViệtNam, Hội đồng phê bình, Lý luận VHNT Trung ương và Hội Nhà văn ViệtNam. -11 Giải thưởng VHNT thành phố Đà Nẵng lần thứ II (2005-2009): 1 giải A, 5 giải B, 4 giải C, 1 giải Khuyến khích. -05 Giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng. -20 Tặng thưởng của Hội Nhà văn thành phố. -Nhiều Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về thành tích hoạt động.
MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG NHIỆM KỲ 2013 – 2018
1/ Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hội viên và các tác giả trên địa bàn thành phố trong sáng tác và xuất bản. Phấn đấu Xuất bản 80 tác phẩm văn học. 2/ Tích cực tham gia các trại sáng tác do Trung ương và Liên hiệp các Hội VHNT thành phố tổ chức hàng năm. Tổ chức 04 đợt đi thực tế sáng tác trong và ngoài thành phố. 3/ Tổ chức đợt vận động sáng tác viết về mảnh đất và con người Đà Nẵng, viết về biển đảo quê hương. 4/ Tổ chức khoảng 10 lượt giới thiệu tác phẩm mới của hội viên và một số cuộc hội thảo, tọa đàm văn học. 5/ Phối hợp với Liên hiệp Hội tổ chức 05 trại sáng tác văn học, mỹ thuật cho thiếu nhi thành phố. 6/ Quan tâm bồi dưỡng và tạo điệu kiện hoạt động cho lực lượng sáng tác trẻ của thành phố. Phấn đấu kết nạp 20 hội viên mới. 7/ Phối hợp chặt chẽ với các Câu lạc bộ văn học trên địa bàn thành phố trong tổ chức hoạt động. 8/ Duy trì và nâng cao chất lượng tổ chức Ngày thơ ViệtNamhằng năm. 9/ Củng cố tổ chức, định kỳ tổ chức sinh hoạt cho hội viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt Hội. 10/ Tổ chức bản thảo và xuất bản tuyển tập “Truyện ngắn Đà Nẵng 1975-2015”. 11/ Tổ chức tốt công tác thẩm định tác phẩm của hội viên. Tặng thưởng các tác phẩm chất lượng tốt. Đề nghị Nhà nước, Hội Nhà văn Việt Nam, UBND thành phố, Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng trao giải thưởng cho những tác phẩm có giá trị của hội viên. |
Lý Phương