Mong nhạc sĩ Đà Nẵng sinh thành nhiều tác phẩm mới được công chúng đón nhận, yêu thương - PV

01.06.2019

Mong nhạc sĩ Đà Nẵng sinh thành nhiều tác phẩm mới được công chúng đón nhận, yêu thương - PV

Trong những năm qua Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng với nhiều hoạt động phong phú về sáng tác, biểu diễn, giảng dạy âm nhạc... đã đóng góp tích cực vào thành tựu chung về âm nhạc trong đời sống nhân dân. Đà Nẵng từ thành phố thưa vắng các bài hát về quê hương thì nay nhiều bài hát về Đà Nẵng về quê hương xứ Quảng được đổng đảo người yêu nhạc tiếp nhận...

Hướng đến Đại hội Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố, tạp chí Non Nước có buổi phỏng vấn, trao đổi với nhạc sĩ Trương Duy Huyến - Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng một số nội dung về âm nhạc thành phố.

* Thưa nhạc sĩ Trương Duy Huyến, là Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng anh thường trăn trở làm thể nào để các nhạc sĩ Đà Nẵng sáng tác nhiều tác phẩm hay đi vào lòng công chúng, trong đó có những bài hát về thành phố Đà Nẵng xinh đẹp của chúng ta. Xin anh cho biết đôi nét về tình hình sáng tác của nhạc sĩ thành phố hiện nay.

* Nhạc sĩ Trương Duy Huyến: Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng là nơi hội tụ nhiều nhạc sĩ, ca sĩ, giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc và một số cây bút viết lý luận phê bình âm nhạc. Đó là điều đáng mừng.

Về mảng sáng tác, có thể nói, sau Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Huế thì TP.

Đà Nẵng có một lực lượng sáng tác tương đối đông về số lượng và không thua kém về chất lượng. Hiện có hơn 50 nhạc sĩ sáng tác trong đó gần 30 nhạc sĩ là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có trình độ chuyên môn và tích lũy nhiều kinh nghiệm. Trong những năm qua, Đà Nẵng liên tục đoạt giải thưởng của Hội nhạc sĩ Việt Nam và các đơn vị trung ương. Những tác phẩm của họ rất đa dạng, phong phú phản ánh được sự phát triển chung của thành phố; những tác giả gạo cội như các nhạc sĩ Phan Ngọc (đã mất năm 2017) Thanh Anh, Minh Đức, Nguyễn Duy Khoái, Trần Ngọc Sanh, Trần Ái Nghĩa, Trúc Nam, Trịnh Tuấn Khanh, Nguyễn Văn Tám, Đinh Gia Hòa, Trần Phước Khiêm, Trịnh Mạnh Hùng, Trương Xuân Hùng... Những nhạc sĩ trẻ hơn như các nhạc sĩ Thái Nghĩa (Mất năm 2015), Nguyễn Đình Thậm, Nguyễn Hoàng, Trương Duy Huyến, Quang Trung, Hoàng Dũng, Xuân Minh, Nguyễn Đức, Bá Sĩ, Mai Danh, Quang Khánh, Ngọc Dũng, Minh Sơn, Trúc Lam, Phan Thanh Trường, Phan Văn Nhi, Hoàng Huy, Thu Thủy, Trương Xuân Hùng...

Về mảng biểu diễn, các nghệ sĩ, ca sĩ cũng đã có nhiều sự bức phá; bên cạnh các đoàn chuyên nghiệp như nhà hát Trưng Vương, Đoàn văn công Quân khu V... thành phố Đà Nẵng cũng đã có nhiều hơn những tụ điểm ca nhạc, phòng trà, các sân khấu ca nhạc như BNF, các tụ điểm ca nhạc đường phố, vũ hội đường phố... các đơn vị, địa phương đã tổ chức nhiều hội thi, hội diễn nổi bật như Cung Thiếu nhi, Trung tâm văn hóa - Điện ảnh; các trung tâm văn hóa quận huyện... đã tạo điều kiện cho các ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp và nghiệp dư hoạt động tích cực mang không khí âm nhạc đến cho mọi người hưởng thụ cũng như đáp ứng được sự đam mê của những người nghệ sĩ biểu diễn. Có nhiều nghệ sĩ, ca sĩ đạt nghiều huy chương vàng, huy chương bạc trong các lần hội diễn chuyên nghiệp như ca sĩ Quang Hào, Công Trứ, Mỹ Nương, Mỹ Phượng, Minh Triết, Thái Bình, Ngọc Lê, Xuân Đề, Thanh Yên...

Về mảng lý luận các nhạc sĩ lão thành như Trương Đình Quang, Trần Hồng, các nhạc sĩ nữ Văn Thu Bích, Lê

Thị Quyên vẫn gặt hái được những thành tựu trong những bài viết sắc sảo, những công trình nghiên cứu âm nhạc chất lượng; đã có nhiều giải thưởng của Hội nhạc sĩ hằng năm, có nhiều tham luận tại các diễn đàn quốc gia và khu vực, có nhiều bài viết được đăng tải trên các tạp chí, báo, đài  trung ương và địa phương. Hội âm nhạc cũng đã tổ chức được nhiều hội thảo.

Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, đội ngũ giảng dạy, đào tạo âm nhạc ở các trường phát triển khá rầm rộ; trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố hàng năm thu nhận và cho ra trường hàng trăm sinh viên trong đó những nghệ sĩ, ca sĩ đã bổ sung cho đội ngũ hoạt động âm nhạc thêm đông đảo, các trường phổ thông, các trung tâm đào tạo âm nhạc, cung thiếu nhi... càng ngày được phát triển và hoàn thiện về chất lượng chuyên môn.

* Bên cạnh thế hệ nhạc sĩ trưởng thành trước và sau 1975, hiện nay các nhạc sĩ trẻ của thành phố có năng lượng sáng tác khá dồi dào. Anh cho biết thêm về đội ngũ sáng tác trẻ của thành phố?

* Nhạc sĩ Trương Duy Huyến: Bên cạnh đó còn có đội ngũ nhạc sĩ trẻ của thế hệ  7X, 8X kế thừa như Thái Phú, Cao Tâm, Nam An, Trương Quang Đức, Trương Sĩ Linh, Nguyễn Nhẫn, nguyễn Trung Kiên, Võ Đình Nam, Trần Lành...  Các nhạc sĩ trẻ trong thời gian qua đã khá trưởng thành để sánh kịp với các nhạc sĩ đàn anh. Điều đáng mừng đối với các nhạc sĩ trẻ Đà Nẵng là các nhạc sĩ đã không bị cuốn theo loại nhạc “thị trường”, loại âm nhạc mà nhạc sĩ Trần Long Ẩn (Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: Tình trạng nghiệp dư hóa trong sáng tác và biểu diễn trên các sân khấu, trên màn ảnh nhỏ là tình trạng phổ biến hiện nay.

Các nhạc sĩ trẻ Đà Nẵng chịu khó tìm tòi, học hỏi để đi đúng hướng của nghệ thuật chính thống; gạn lọc, sáng tạo để tạo cho mình một nét riêng. Nhiều nhạc sĩ trẻ Đà Nẵng đã được đứng vào hàng ngũ của Hội nhạc sĩ Việt Nam (Thái Phú, Cao Tâm) có nhiều tác phẩm đoạt giải cao của quốc gia và thành phố Đà Nẵng.

Các nhạc sĩ sáng tác tại Đà Nẵng vẫn hăng say, miệt mài với công việc sáng tạo nghệ thuật. Trong cuộc thi ca khúc về Đà Nẵng có 153 tác phẩm của 105 tác giả đến từ 25 tỉnh, thành phố trên cả nước và tác giả là người Việt định cư tại nước ngoài gửi về tham dự, kết quả có 4 nhạc sĩ Đà Nẵng đạt 5 /11 giải thưởng trong đó 1 giải nhất, 1 giải nhì,

1 giải ba, 1 giải khuyến khích và 1 giải ca khúc được khán giả bình chọn.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một thực trạng không vui - Đó là việc phổ biến, quảng bá những tác phẩm còn gặp nhiều bất cập. Tình trạng thiếu đất diễn, thiếu ca sĩ để thể hiện tác phẩm, kinh phí đầu tư, sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan truyền thông đại chúng như báo, đài... là những nguyên nhân chính đối với sự khó khăn của “đầu ra” đối với  các tác phẩm âm nhạc có chất lượng. Đội ngũ nhạc sĩ lý luận về số lượng còn rất hạn chế, chưa có sự bổ sung hợp lý,  chưa tương xứng về tỷ lệ đối với các chuyên ngành khác của Hội. Có thể nói đây là sự hụt hẫng về đội ngũ kế thừa.

Mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã tạo nên những tiêu cực nhất định, đã nảy sinh ra một thị hiếu thưởng thức âm nhạc theo kiểu “thị trường” cũng đã tác động đến sự đam mê sáng tác đối với các nhạc sĩ, sự nhiệt tình trong sáng tác cũng bị giảm sút. Hầu hết các nhạc sĩ tại Đà Nẵng, trừ các nhạc sĩ hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật như đoàn văn công, đoàn ca múa... còn lại đa số hoạt động trong các lĩnh vực khác để nuôi thân vì thế việc chuyên tâm để ra đời một tác phẩm vẫn còn hạn chế! 

Mảng sáng tác âm nhạc không chỉ sáng tác ca khúc mà còn có các  thể loại khác như các ca khúc nghệ thuật Romance, akabela, hợp xướng; các tác phẩm dành cho khí nhạc như giao hưởng, nhạc múa... nhưng thời gian qua nhạc sĩ sáng tác Đà Nẵng mới chỉ dừng lại ở thể loại ca khúc đơn thuần.

* Sắp tới Đại hội Liên hiệp Hội nhiệm kỳ 2019 - 2014 sẽ được tổ chức, anh có đề xuất gì để các hoạt động văn học và nghệ thuật thành phố phát triển tốt hơn?

* Nhạc sĩ Trương Duy Huyến: Để phát huy những mặt mạnh cũng như hạn chế những thiếu sót, thay mặt BCH Hội Âm nhạc TP. Đà Nẵng chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất để Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TP. Đà Nẵng tạo điều kiện cho Hội Âm nhạc nâng cao hơn nữa chất lượng sáng tác của các nhạc sĩ.

 Những đề xuất cụ thể như sau: Mở các khóa bồi dưỡng kiến thức sáng tác nâng cao để phát triển phong phú thêm về thể loại sáng tác; Mỗi tháng chọn một tác phẩm do Hội đồng Nghệ thuật bình chọn để dàn dựng với chất lượng tốt quảng bá trên Đài truyền hình Đà Nẵng; Tạo điều kiện để Hội Âm nhạc thực hiện kế hoạch biểu diễn nghệ thuật hàng quý tại các sân khấu công cộng để giới thiệu tác phẩm mới đến với công chúng; Tiếp tục phát triển thêm một số Câu lạc bộ như: CLB nhạc thính phòng, CLB âm nhạc đường phố, CLB nhạc dân tộc. Cần phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng nhân tài để có những nhà lý luận phê bình có tài năng, bổ sung đội ngũ nhạc sĩ lý luận phê bình âm nhạc cho Đà Nẵng. Bởi vì lý luận phê bình là định hướng thẩm mỹ, là hướng dẫn công luận, là động lực của sáng tạo và là góp ý cho tác phẩm âm nhạc vươn đến sự hoàn thiện... Hy vọng rằng trong nhiệm kỳ tới Hội Âm nhạc có điều kiện thuận lợi để các CLB được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả.

Hội Âm nhạc thành phố tin tưởng nhiệm kỳ 2019 - 2024 của Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố sẽ có nhiều sinh khí mới, để các văn nghệ sĩ thành phố dồi dào cảm hứng sáng tạo. Mong các nhạc sĩ Đà Nẵng sinh thành nhiều tác phẩm mới thật hay được công chúng đón nhận, yêu thương.

P.V

Bài viết khác cùng số

Thailand du ký - Mai Hữu PhướcĐồng tiền rong chơi - Nguyễn Thị Liên TâmĐêm pháo hoa - Đoàn Thạch BiềnCó một dòng sông... không chảy - Vũ Ngọc GiaoBiền dâu sông lụa - Kỳ NamPhước Trà một thuở - Nguyễn Bá ThâmCon yêu của mẹ - Outhine BounyavongLiên hiệp các Hội Văn học và Nghệ thuật thành phố với việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI - Bùi Văn TiếngThơ Nguyễn Tấn SĩNgười đàn bà với chiếc gương soi - Thiều HạnhNgày bình yên - Nguyễn Hải LýMột ngày không chờ - Ngân VịnhThơ Nguyễn Đông NhậtThơ Nguyễn Hoàng ThọChú khỉ ở vườn thú - Thanh QuếGiao lưu giữa vương quốc Chiêm Thành (Champa) và đế chế Chola dưới triều vua Harivarman và Jaya Harivarman thế kỷ 11 và 12: Dẫn chứng từ lịch sử nghệ thuật - Trần Kỳ PhươngMong nhạc sĩ Đà Nẵng sinh thành nhiều tác phẩm mới được công chúng đón nhận, yêu thương - PVVề giáo dục âm nhạc cho trẻ em - Trương Đình QuangKiến trúc đền tháp Ấn Độ: Đóng góp cho di sản thế giới thông quađền tháp Hindu Giáo ở Champa (Việt Nam) - Rakesh Tewari(*)Nữ thần Thiên Y Ana và sự tiếp giao văn hóa tại các miếu thờ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn - Đinh Thị TrangTranh Trần Trung Sáng: một hiện thực siêu thực - Trần Phương Kỳ