Khỉ trong thành ngữ, ca dao - Minh Lê (sưu tầm)

29.01.2016

Khỉ trong thành ngữ, ca dao - Minh Lê (sưu tầm)

THÀNH NGỮ:

- Như khỉ ăn gừng

- Như khỉ leo cây

- Như khỉ đánh đu

- Như khỉ làm xiếc

- Như khỉ làm trò

- Rung cây nhát khỉ

- Dạy khỉ leo cây

- Phá như khỉ

- Đười ươi giữ ống

- Nói hươu nói vượn

- Tán hươu tán vượn

- Chim kêu vượn hú

- Khỉ ho cò gáy

- Khỉ lại hoàn khỉ, mèo lại hoàn mèo

- Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà

- Khỉ chê khỉ đỏ đít

- Làm trò khỉ

- Giết gà, dọa khỉ

- Đồ khỉ gió / khỉ khô/ khỉ mốc

- Rầu rĩ như khỉ mất con

 

CA DAO:

- Chuột chù chê khỉ rằng hôi,

   Khỉ lại trả lời cả họ mày thơm!

- Má ơi đừng gả con xa

Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu

- Vượn lìa cây có ngày vượn rũ

Anh xa nàng, mặt ủ, mày chau!

- Mổ hôi gió đượm

Thiếp thương chồng thiếp phải chạy theo

Con ơi, mẹ dắt lên đèo

Chim kêu bên nọ, vượn trèo bên kia!

- Chim kêu cạnh suối vượn hú trên nhành

Anh không bỏ bậu sao bậu đành bỏ anh

- Bấy lâu em ở ven rừng

Chim kêu vượn hú nửa mừng nửa lo

- Chim kêu vượn hú non đoài,

Không ai gìn giữ trong ngoài cho anh.

- Chim kêu trên rú, vượn hú trên cành,

Qua không bỏ bậu, sao bậu đành bỏ qua.

- Gió thổi rao rao khúc sông nào cũng lượn

Xa cách bạn vàng như vượn lìa non.

- Nước chảy bon bon,

Con vượn bồng con,

Lên non hái trái,

Anh cảm thương nàng phận gái mồ côi.

- Con vượn bồng con lên non hái trái,

Thấy con vượn trèo, anh khắc khoải nhớ em.

- Tuổi thân con khỉ ăn bần

Chuyền qua chuyền lại té ùm xuống sông.

M.L 

Bài viết khác cùng số

Ngày xuân, nghĩ về người Đà Nẵng - Dân HùngTết - Trần Huy Minh PhươngCó những “Người Đà Nẵng” đến từ nơi xa... - Trần Trung SángGiấc mơ phố - Nguyễn Thị Anh ĐàoBong bóng cá mùa xuân - Liêu NhiGiữa mùa chán chết - Nguyễn Ngọc TưKhúc hát của dòng sông - Nguyễn Quang ThiềuQuà Tết - Huỳnh Viết TưMơ hồ ánh lửa Bích Câu - Nguyễn Nhã TiênVạt áo cưới của mẹ - Tường LinhCội phương mai - Lương Hoàng HạcĐếm ngược thời gian - Thi AnhTết - trong ký ức tuổi thơ tôi - Nguyễn Văn HọcCần thiết - Thái Bảo - Dương ĐìnhXuống dốc - Quốc LongDự cảm - Nguyễn Xuân TưẤm dấu chân xưa - Nguyễn Hoàng SaBác xích lô chiều 30 Tết - Nguyễn Thành LongKhông đề - Lê Huy HạnhNhư là nỗi nhớ - Mai Hữu PhướcGió nhớ - Nguyễn Nho Thùy DươngTặng người một ánh rằm xuân - Trịnh Bửu HoàiSáng nay - Trương Điện ThắngTình như bèo dạt - Nguyễn Miên ThượngNét phố - Thuận TìnhLiên tưởng - Trần Trúc TâmMùa xuân - Nguyễn Đông NhậtChào xuân trên biển - Đoàn Văn MậtLạt mềm mùa xuân - Lê HòaNgẫm - Nguyễn Hoàng ThọTiếng thì thầm - Phan HoàngLàm sao vịn được giao thừa - Nguyễn Ngọc HạnhĐọc Kiều - Lê Minh QuốcTự xuân - Thùy AnhTrong những lời yêu thương - Đinh Thị Như ThúyMùa xuân trên đảo - Trần Mai HươngMùa xuân nào quay bước? - Tần Hoài Dạ VũĐêm hoa nở - Mai Văn PhấnThơ Phạm PhátĐã quen - Nguyễn Minh HùngHương thanh trà - Vạn LộcTrần tình với mùa xuân - Nguyễn Kim HuyCon bướm xinh/ Con bướm đa tình(*) - Đỗ Thượng ThếTrầm tích từ ký ức xanh - Trương Đình ĐăngTrôi về phương cũ - Trần Văn HuyTiếng chim xuân - Tăng Tấn TàiRượu và thơ - Lê ĐàoGửi đến núm ruột mình nơi đảo xa - Phan Thành MinhMưa biển - Hải VânCâu đối xưa nói về ca nhạc và sân khấu - Phan Lý Lệ Vân (sư tầm)Khỉ trong thành ngữ, ca dao - Minh Lê (sưu tầm)Về mong ước được đổi đời trong cổ tích Việt - Bùi Văn TiếngTheo chân các nhà khảo cổ học Nhật Bản đi tìm dấu tích Dinh Chiêm - Châu Yến LoanNgười làm lịch độc bản - Văn Thành LêTrần Quế Sơn “cõng mẹ đi chơi” - Hoàng Hương ViệtBuson - thi sĩ mùa xuân trong vườn thơ Haiku - Chế Diễm TrâmHình tượng khỉ trong nền điêu khắc Champa và khỉ thần Hanuman của sử thi Ramayana - Trần Kỳ PhươngThời gian, rượu và thi ca - Lê Huỳnh LâmVẻ đẹp của tiểu thuyết không hư cấu - Thanh TânNgày xuân kể về một nhân cách lớn của đất Quảng - Vân TrìnhMột bàn chân nhỏ bé giữa mùa xuân - Trần TâmBên chén rượu đầu năm - Thanh Quế