Câu đối xưa nói về ca nhạc và sân khấu - Phan Lý Lệ Vân (sư tầm)

28.01.2016

Câu đối xưa nói về ca nhạc và sân khấu - Phan Lý Lệ Vân (sư tầm)

* Câu đối của vua Minh Mạng (1820 - 1840) đề trước Duyệt thị đường:

- ÂM NHẠC TỊNH TRẦN, HÒA KỲ TÂM NHI DƯỠNG KỲ CHÍ

- NGHIÊM XUY TỀ HIẾN, THỦ KỲ THỊ NHI GIỚI KỲ PHI

Dịch nghĩa:

Âm nhạc cùng tấu lên, là nhằm điều hòa tâm hồn, bồi dưỡng ý chí

Cái tốt, cái xấu cũng được diễn ra là để giữ gìn điều phải, ngăn điều trái.

 

* Câu đối ở Từ đường Thanh bình (nhà thờ ngành hát bội ở Huế)

- HÀNH KỲ LỄ, TỐ KỲ NHẠC, CA TỰ THIÊN TU

- ĐÔN HỮU ĐIỂN, TỰ HỮU LUÂN, CƯƠNG THƯỜNG CHIÊU CHƯỚC

Dịch nghĩa:

Làm theo lễ, tấu theo nhạc, ca hát tự đây

Hòa có phép, hợp có khuôn, cương thường sáng chói.

 

- CỔ VŨ TUYÊN DƯƠNG, CÁ CÁ CỘNG ĐẮC TÂM ỨNG THỦ

- XINH CA XUẤT NHẬP, NHÂN NHÂN GIAO THÁO CỦ TUẦN QUY

Dịch nghĩa:

Trống múa vang lừng, mỗi người bụng nghĩ làm sao, tay đưa làm vậy

Ra vào nhịp hát, ai ai cũng theo đúng lề lối quy cũ.

- VẠN CỔ TỰ NGUYÊN ÂM DĨ VIỄN

- DO TẠI QUẦN TÀI TRƯỚC HẢO MINH

Dịch nghĩa:

Âm thanh cổ sơ ngày một khác xa, do nhiều tài năng trau chuốt để đi đến chỗ trong sáng.

 

* Câu đối của ông nghè Trương Hoài Thao tặng NSND Nguyễn Phẩm:

- CA XƯỚNG HỆ ĐA MÔN, TRỰC BẢ TRUNG LƯƠNG VI MỤC ĐÍCH

- VINH KHÔ THÀNH ẢO MỘNG, CHỈ TƯƠNG NGHỆ THUẬT TÁC SƯ TƯ

Dịch nghĩa:

Nghệ thuật hát diễn nhiều môn, mục đích tạo dựng con người trung lương.

Sướng khổ thành ảo mộng, đem nghệ thuật làm thầy cho cuộc sống.

 

* Câu đối của Đông y sĩ Đỗ Xuân Nghinh tặng Đoàn hát bộ bà Chánh Đệ:

- ĐỒNG TỨ NGŨ LỤC DANH, VIẾT THIẾT KỴ, VIẾT TAM QUÂN, KỲ CỔ HUYÊN TRUYỀN CHƠN KHÍ TƯỢNG.

- TRƯỚNG MÔN TAM TỨ BỘ, NHI TRƯỜNG THÀNH, NHI VẠN LÝ, Y QUAN LẪM LIỆT CHẤN OAI NGHI.

Dịch nghĩa:

Chỉ vỏn vẹn có 5, 6 chú hiệu, mà gọi là thiết kỵ, là ba quân, cờ trống vang rền, thật khí phách.

Với 3, 4 bức phông cảnh, mà xem như thành dài vạn dặm, cân đai áo mão, rõ oai nghi.

 

* Văn tế tổ ngành hát bộ tỉnh Quảng Nam

- TỐ CHÂN DIỆN MỤC, TRỌNG GIẢ TINH KHÍ THẦN

- HẠ TỬ CÔNG PHU, CẦU HỒ THANH SẮC THỤC

Dịch nghĩa:

Biểu diễn chân thật, phải trọng tinh, khí, thần

Luyện tập công phu, để đạt được thanh, sắc thục.

 

- SẮC DUY SONG NHÃN HỰU SONG THẦN

  BIỀN TIÊN YỂU ĐIỆU THỊ THANH TÂN

- KHỨ GIẢ HAO KHAI SONG CƯỚC HẠ

  LAI GIẢ HỒI HOÀN TỐNG THỊ XUÂN

Dịch nghĩa:

Có sắc là đôi mắt phải có thần, nhanh nhẹn, uyển chuyển là vẻ đẹp thanh tân,

Bước đi phải như có hoa nở dưới chân, vòng lại vòng về đều mang vẻ xuân tươi tắn.

 

- PHÚ QUÝ, VINH HOA, ĐƯƠNG CỤC NHI HÀ PHÂN CHÂN GIẢ

- TRÍ NGU HIỀN PHÚ, ĐÁO ĐƯỜNG NHI LẬP KHÁN NGHIÊM CƯƠNG

Dịch nghĩa:

Phú quý, vinh hoa, phải thể hiện cho đúng cái thật, cái giả

Người hiền, người ngu, đến rạp xem mà có thái độ nghiêm chỉnh

 

- QUAN VŨ THÍNH CA, NHỠN TIỀN TINH THẦN DỤC DƯỢC

- ĐẮC NGÔN VỌNG TƯỞNG, CẢM TÌNH CÂN NHƯ VŨ YỂM

Dịch nghĩa:

Xem múa, nghe hát bày ra trước mặt mà tinh thần sôi sục

Nghe được mà quên cả mình, tình cảm dạt dào như mưa lớn

 

- THỐN THỔ THỊ TRIỀU ĐÌNH CHÂU QUẬN

- NHẤT THÂN KIÊM PHỤ TỬ QUÂN THẦN

Dịch nghĩa:

Mỗi tấc đất là triều đình, châu quận

Một con người là cả cha con, vua tôi

- DĨ NHẤT NHÂN THÂN KIÊM THẾ SỰ

- TRẠO TAM THỐN TRIỆT TÚC BÌNH SINH

Dịch nghĩa:

Lấy thân mình gồm cả cuộc đời

Uốn ba tấc lưỡi đủ cả cuộc sống

 

- THUNG DUNG ẨM TỬU, THIÊN BÔI TỬU BẤT TÚY NHÂN

- DŨNG LƯỢC DỤNG BINH, BÁCH CHIẾN BINH VÔ HUYẾT NHẪN

Dịch nghĩa:

Uống rượu thích thú, nghìn cốc rượu không làm say con người

Đánh giặc rất quyết liệt, trăm trận đánh không đổ tí máu

 

* Câu đối treo trước rạp của Đoàn hát bộ Tân thành ban của NSND Nguyễn Lai, năm 1940:

- TÂN THỜI KHỞI CẢM XU TRÌ HẬU

- THÀNH SỰ DUY BẰNG TÁNG TRỢ ĐA

Dịch nghĩa:

Tân thời há dám chùn chân lại

Thành sự còn mong giúp sức nhiều

 P.L.L.V

Bài viết khác cùng số

Ngày xuân, nghĩ về người Đà Nẵng - Dân HùngTết - Trần Huy Minh PhươngCó những “Người Đà Nẵng” đến từ nơi xa... - Trần Trung SángGiấc mơ phố - Nguyễn Thị Anh ĐàoBong bóng cá mùa xuân - Liêu NhiGiữa mùa chán chết - Nguyễn Ngọc TưKhúc hát của dòng sông - Nguyễn Quang ThiềuQuà Tết - Huỳnh Viết TưMơ hồ ánh lửa Bích Câu - Nguyễn Nhã TiênVạt áo cưới của mẹ - Tường LinhCội phương mai - Lương Hoàng HạcĐếm ngược thời gian - Thi AnhTết - trong ký ức tuổi thơ tôi - Nguyễn Văn HọcCần thiết - Thái Bảo - Dương ĐìnhXuống dốc - Quốc LongDự cảm - Nguyễn Xuân TưẤm dấu chân xưa - Nguyễn Hoàng SaBác xích lô chiều 30 Tết - Nguyễn Thành LongKhông đề - Lê Huy HạnhNhư là nỗi nhớ - Mai Hữu PhướcGió nhớ - Nguyễn Nho Thùy DươngTặng người một ánh rằm xuân - Trịnh Bửu HoàiSáng nay - Trương Điện ThắngTình như bèo dạt - Nguyễn Miên ThượngNét phố - Thuận TìnhLiên tưởng - Trần Trúc TâmMùa xuân - Nguyễn Đông NhậtChào xuân trên biển - Đoàn Văn MậtLạt mềm mùa xuân - Lê HòaNgẫm - Nguyễn Hoàng ThọTiếng thì thầm - Phan HoàngLàm sao vịn được giao thừa - Nguyễn Ngọc HạnhĐọc Kiều - Lê Minh QuốcTự xuân - Thùy AnhTrong những lời yêu thương - Đinh Thị Như ThúyMùa xuân trên đảo - Trần Mai HươngMùa xuân nào quay bước? - Tần Hoài Dạ VũĐêm hoa nở - Mai Văn PhấnThơ Phạm PhátĐã quen - Nguyễn Minh HùngHương thanh trà - Vạn LộcTrần tình với mùa xuân - Nguyễn Kim HuyCon bướm xinh/ Con bướm đa tình(*) - Đỗ Thượng ThếTrầm tích từ ký ức xanh - Trương Đình ĐăngTrôi về phương cũ - Trần Văn HuyTiếng chim xuân - Tăng Tấn TàiRượu và thơ - Lê ĐàoGửi đến núm ruột mình nơi đảo xa - Phan Thành MinhMưa biển - Hải VânCâu đối xưa nói về ca nhạc và sân khấu - Phan Lý Lệ Vân (sư tầm)Khỉ trong thành ngữ, ca dao - Minh Lê (sưu tầm)Về mong ước được đổi đời trong cổ tích Việt - Bùi Văn TiếngTheo chân các nhà khảo cổ học Nhật Bản đi tìm dấu tích Dinh Chiêm - Châu Yến LoanNgười làm lịch độc bản - Văn Thành LêTrần Quế Sơn “cõng mẹ đi chơi” - Hoàng Hương ViệtBuson - thi sĩ mùa xuân trong vườn thơ Haiku - Chế Diễm TrâmHình tượng khỉ trong nền điêu khắc Champa và khỉ thần Hanuman của sử thi Ramayana - Trần Kỳ PhươngThời gian, rượu và thi ca - Lê Huỳnh LâmVẻ đẹp của tiểu thuyết không hư cấu - Thanh TânNgày xuân kể về một nhân cách lớn của đất Quảng - Vân TrìnhMột bàn chân nhỏ bé giữa mùa xuân - Trần TâmBên chén rượu đầu năm - Thanh Quế