Tuyên truyền giáo dục nghệ thuật, thẩm mỹ kiến trúc cho cộng đồng xã hội
Mục đính chinh của Kế hoạch này nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa thực tiễn, tầm quan trọng của định hướng và mục tiêu phát triển nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới, tạo nên phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam. Đồng thời, kiến trúc góp phần tạo lập môi trường sống bền vững; Nâng cao nhận thức thẩm mỹ kiến trúc của cộng đồng; đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động kiến trúc.
Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng
Đối với khu vực đô thị, nội dung thông tin về yêu cầu phát triển kiến trúc đối với mỗi đô thị phải đảm bảo giữ được bản sắc, hài hòa với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, trình độ khoa học, kỹ thuật. Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc; đảm bảo kết hợp hài hoà giữa quá khứ với hiện tại, có dự báo hợp lý trong tương lai, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.
- Đối với khu vực nông thôn, đề cao sự tham gia của cộng đồng; chú trọng bảo vệ di sản kiến trúc, thiên nhiên; bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán riêng biệt của mỗi địa phương; phù hợp với đặc điểm thiên nhiên, con người, kế thừa kinh nghiệm xây dựng, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tòa Đốc lý hay Tòa Thị chính thời Pháp, sau 1975 lần lượt là UBND tỉnh QN – ĐN; UBND thành phố Đà Nẵng; Cơ quan HĐND thành phố Đà Nẵng, hiện nay dự kiến xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng (nguồn: Tài liệu của TS. Lê Minh Sơn)
Bảo tàng Chăm được xếp hạng Nhất Cấp quốc gia và cũng là bảo tàng Chăm Pa duy nhất trên thế giới (nguồn: tài liệu của TS. Lê Minh Sơn)
Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Đà Nẵng, một công trình phong cách Art-Déco đặc sắc (nguồn: tài liệu của TS. Lê Minh Sơn)
Tuyên truyền về bảo tồn các di sản kiến trúc cùng các giá trị cốt lõi tạo
lập nên bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Sự kết
nối hữu cơ giữa các di sản với tổng thể kiến trúc của một khu vực trong đô thị,
nông thôn cần được đảm bảo xuyên suốt trong quá trình phát triển kiến trúc.
Tuyên truyền về yêu cầu bản sắc văn hóa trong kiến trúc phải được bảo
tồn, phát huy phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặc điểm vùng
miền; phản ánh mối quan hệ với nền kiến trúc hiện đại, ứng dụng những tiến bộ
về công nghệ kỹ thuật; gắn kết khả năng công nghệ, vật liệu, kinh tế của từng
địa phương.
Kế hoạch giao cho các ngành và địa phương tận dụng mọi phương thức thông tin và tuyên truyền để từng bước nâng cao nhận thức về các giá trị kiến trúc và phát triển kiến trúc của mỗi địa phương cũng như của đất nước hiện nay và trong những thập niên đến.