Đại hội Hội Văn nghệ dân gian lần thứ III, nhiệm kỳ 2013-2018

26.12.2013

Hội Văn nghệ dân gian Đà Nẵng đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2013-2018 trong 2 ngày 25/12 và 26/12/2013.

Đại hội chính thức diễn ra vào sáng ngày 26/12/2013. Đến dự có Ban lãnh đạo Liên  hiệp  các  Hội  Văn học-Nghệ thuật, đại diện lãnh đạo một số Sở, ban ngành liên quan, đại diện lãnh đạo Ban chấp hành 8 Hội chuyên ngành. 

Đại hội Hội Văn nghệ dân gian lần thứ III, nhiệm kỳ 2013-2018


 

35 hội viên trên tổng số 40 hội viên Hội Văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng đã tham dự Đại hội.

 

 

 

Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Văn Hòe, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian thay mặt Đoàn chủ tịch trình bày dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2007-2013 và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2013-2018.

 

Đại hội cũng đã nghe báo cáo sửa đổi bổ sung Điều lệ Hội, Kiểm điểm của Ban Chấp hành, các tham luận đề cập đến những vấn đề đáng quan tâm trong hoạt động văn nghệ dân gian ở Đà Nẵng và thảo luận đóng góp ý kiến với tinh thần đoàn kết, sáng tạo để khắc phục những hạn chế trong nhiệm kỳ qua và đưa hoạt động văn nghệ dân gian thành phố lên một bước phát triển mới.

 

 

Nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm, Phó Chủ  tịch  Liên  hiệp  các  Hội  Văn  học-Nghệ thuật phát biểu chào mừng đại hội, biểu dương những thành tích của Hội Văn nghệ dân gian trong nhiệm kỳ qua, chỉ đạo Hội chú trọng công tác định hướng sưu tầm nghiên cứu, tích cực thâm nhập thực tế để có những tác phẩm tốt phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển của thành phố và xác định trách nhiệm Ban Chấp hành phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, lãnh đạo hội viên thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2013-2018.

 

 

Nhiệm kỳ 2013-2018, Đại hội đã bầu :

 

Ban chấp hành gồm 5 thành viên:

1/ Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Văn Hòe                         : Chủ tịch

2/ Nhà nghiên cứu văn hóa Văn Thu Bích                       : Phó chủ tịch

3/ Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thuận                     : Phó chủ tịch 

4/ Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Văn Hoàng                     : Uỷ viên

5/ Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hoàng Thân            : Uỷ viên

 

Ban kiểm tra gồm 3 thành viên:

1/ Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hồng                           : Trưởng ban

2/Nhà nghiên cứu văn hóa Lưu Anh Rô                           : Uỷ viên

3/ Nhà nghiên cứu  văn hóa Huỳnh Viết Tư                     : Uỷ viên

 

Ban chấp hành mới đã ra mắt Đại hội. Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe, Chủ tịch Hội, thay mặt Ban chấp hành nhiệm kỳ 2013-2018 phát biểu nhận nhiệm vụ lãnh đạo Hội Văn nghệ dân gian thực hiện hoàn thành Nghị quyết Đại hội lần thứ III đã thông qua để xứng đáng với sự quan tâm, tạo điều kiện và mong đợi của lãnh đạo và công chúng yêu thích văn nghệ dân gian của thành phố.

 

 

MỘT SỐ THÀNH TÍCH HOẠT ĐỘNG TRONG NHIỆM KỲ 2007 - 2013

 

1/ Tổng số hội viên: 40,  Hội viên Trung ương: 12

     Kết nạp Hội Văn nghệ dân gian Đà Nẵng: 23

     Giới thiệu kết nạp Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam: 3

2/ Xây dựng 3 chuyên mục gồm: “Nghệ nhân dân gian – báu vật văn hóa đời sống” giới thiệu những nghệ nhân dân gian khu vực miền Trung và Tây Nguyên, “Mỗi ngày một câu chuyện” giới thiệu những gương mặt văn nghệ dân gian với nhân dân trong và ngoài thành phố và “Hương sắc bản làng” giới thiệu những di sản văn hóa bản làng, các làng nghề truyền thống, kho tàng văn nghệ dân gian phát trên sóng Trung tâm THVN tại Đà Nẵng.

3/ Hoàn thành bản thảo 20 bản thảo tác phẩm và 5 kịch bản phim về văn nghệ dân gian.

4/ Xuất bản 56 tác phẩm trong đó có các tác phẩm lớn gồm: Tổng tập Văn hóa-Văn nghệ dân gian đất Quảng (5 tập), Văn hóa dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng – tác giả tác phẩm, Văn hóa dân gian Đà Nẵng – cổ truyền và đương đại, Địa danh thành phố Đà Nẵng.

5/ Ấn hành Đặc san Văn nghệ dân gian Xuân hằng năm.

6/ Hàng trăm bài viết nghiên cứu, ghi chép về văn hóa, văn nghệ dân gian đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương.

7/ Phối hợp thực hiện 13 phim nghệ thuật, tư liệu, phóng sự phát trên Trung tâm THVN tại Đà Nẵng, Đài Phát thanh-Truyền hình Đà Nẵng, Đài truyền hình HTV  thành phố Hồ Chí Minh.

           8/ Thực tế sáng tác tại nhiều địa phương trong nước và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

           9/ Tham gia nhiều hội thảo về văn hóa, văn nghệ dân gian do thành phố và Trung ương tổ chức.

  10/ Các giải thưởng đạt được:

            + 2 giải thưởng Nhà nước.

            + 27 giải thưởng của Hội VNDG Việt Nam gồm: 1 giải Nhất B, 4 giải Nhì B, 2 giải Ba A, 7 giải Ba B, 10 giải Khuyến khích, 3 giải Tặng thưởng.

            + 1 giải thưởng sách hay Việt Nam.

            + 1 giải xuất sắc của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

+ 4 giải thưởng VHNT thành phố Đà Nẵng lần II (2005-2009): 1 giải A, 3 giải B.

+ Nhiều Bằng khen về thành tích hoạt động của UBND thành phố và Liên hiệp Hội.

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG NHIỆM KỲ 2013-2018

1/ Tiếp tục xây dựng Hội ngày càng mạnh về số lượng và chất lượng, chú trọng chất lượng. Phát huy tinh thần tự giác, tâm huyết, trách nhiệm của hội viên góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh về tư tưởng, chính trị đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ.

2/ Tích cực hưởng ứng Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới và Kế hoạch 1991-KH/UBND của UBND thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết 23 của BCT.

3/ Động viên hội viên phát huy năng lực nội sinh, vận dụng tri thức dân gian, phát huy tính sáng tạo trong điều tra, sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hóa văn nghệ dân gian người Quảng trên địa bàn Đà Nẵng để có những tác phẩm giá trị thiết thực, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân thành phố trong giai đoạn hiện nay.

4/ Phát huy kết quả đạt được trong nhiệm kỳ II, tiếp tục chú trọng công tác đào tạo - bồi dưỡng nhất là bồi dưỡng đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng,  chuyên môn  nghiệp vụ cho hội viên mới với các

phương thức: mở lớp tập huấn nâng cao chuyên môn nghiên cứu chuyên sâu văn hóa văn nghệ dân gian, tham gia các trại sáng tác do Liên hiệp Hội và Hội VNDG Việt Nam tổ chức hằng năm.

            5/ Tích cực triển khai xã hội hóa các hoạt động của Hội.

            6/ Tiếp tục thực hiện Đặc san Văn nghệ dân gian Xuân hằng năm.

7/ Tăng cường xây dựng mối quan hệ phối hợp với các Hội chuyên ngành VHNT thành phố, Trung tâm THVN tại Đà Nẵng, Đài Phát thanh-Truyền hình thành phố, Đài HTV TP. Hồ Chí Minh, Đài truyền hình VTC, NXB Đà Nẵng, các báo và tạp chí địa phương và Trung ương, các tạp chí nước ngoài để trao đổi thông tin, xuất bản, quảng bá, giới thiệu tác giả, tác phẩm của hội viên.

8/ Tranh thủ sự chỉ đạo, phối hợp và tài trợ của Liên hiệp Hội; sự chỉ đạo, định hướng và giúp đỡ của Hội VNDG Việt Nam trong công tác tài trợ và tham gia Dự án phổ biến tài sản văn nghệ dân gian Việt Nam để xuất bản các tác phẩm của hội viên.

9/ Phát huy hơn nữa tính chủ động, tự nguyện tự giác của Chi hội VNDG trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng trong công tác tập hợp hội viên, sưu tầm, điều tra, nghiên cứu vốn văn nghệ dân gian đất Quảng và miền Trung, tạo ra các công trình giá trị quy mô lớn.

10/ Động viên hội viên Hội VNDG Việt Nam tại Đà Nẵng phát huy hơn nữa vai trò trong tổ chức các cuộc giao lưu, tọa đàm, học tập, khai thác đề tài, lập dự án nghiên cứu khoa học, giúp cho Hội VNDG Đà Nẵng phát triển đúng tôn chỉ, mục đích. Tiếp tục phối kết hợp trao đổi học thuật với các khoa Khoa học xã hội và nhân văn của các trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, các trường cấp 3, các Trung tâm văn hóa...và với các Chi hội VNDG Việt Nam các tỉnh bạn tại miền Trung và Tây nguyên.

 

CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN TRONG NHIỆM KỲ 2013 – 2018

 

1/ Kết nạp 20 hội viên mới đạt yêu cầu (bình quân mỗi quý kết nạp 1 hội viên) và giới thiệu 5 hội viên vào Hội VNDG Việt Nam (bình quân mỗi năm 1 hội viên).

2/ Phấn đấu có 10 tác phẩm có dung lượng 300 trang trở lên, đảm bảo đúng loại hình văn hóa – văn nghệ dân gian được xuất bản (bình quân 2 tác phẩm/năm), có 12 bản thảo được hoàn thành (bình quân 3 hội viên có 1 bản thảo).

3/ Mở 1 lớp bồi dưỡng về phương pháp, các biện pháp khai thác đề tài, tư liệu trong nhân dân.

4/ Giới thiệu 10 hội viên tham gia trại sáng tác do Liên hiệp Hội tổ chức (bình quân 2 hội viên/năm) và 5 hội viên tham gia trại sáng tạo do Hội VNDG Việt Nam tổ chức (bình quân 1 hội viên/năm).

5/ Thực hiện mỗi năm 4 ấn phẩm văn hóa văn nghệ dân gian Đà Nẵng (theo Kế hoạch 1991 của UBND thành phố Đà Nẵng) hoặc 1 ấn phẩm/năm theo Chương trình hằng năm của Hội.

6/ Phấn đấu trong số 10 tác phẩm xuất bản, có 5 tác phẩm được Dự án công bố tài sản văn nghệ dân gian Việt Nam in ấn, phát hành (bình quân 7 hội viên có 1 tác phẩm được Dự án xuất bản).

7/ Thành lập các tổ chức trực thuộc Hội: CLB ẩm thực cổ truyền, Chi hội VNDG người cao tuổi.

8/ Phấn đấu xuất bản 1 tác phẩm của Chi hội VNDG Việt Nam tại Đà Nẵng và 1 tác phẩm của Hội VNDG Đà Nẵng.

 

      

 

   Trọng Hùng