Sự kỳ diệu - Tăng Tấn Tài

09.05.2017

Sự kỳ diệu - Tăng Tấn Tài

Cánh chim nhỏ

lay cành nhỏ

tiếng hót nhộn một khoảng riêng,

hơi thở giao mùa...

 

Mùa gió biển

mùa muối trắng

đan mờ dấu chân

bóng đổ, lòa đôi mắt vạn sắc màu

 

Em buồn theo nỗi đau

lá rừng gầy nỗi nhớ

bóng đời buông xuôi theo hướng võng buồm

khó lòng tự chọn

 

Gió thầm nhắc lời yêu thương

gió thầm gọi những cơn mưa

lá cỏ non xanh phía mặt trời

Tia nắng mới

ngực tràn ngày mới

vòng ấm bao dung

làm vợi quên nỗi đau...

 

Gió ru,

mặt biển mơ hồ phẳng lặng

Gió ru,

giấc ngủ tròn như tao nôi trong tay mẹ

Lời thơ ru,

nồng nàn hương tóc...

Ôi ! Hạnh phúc

làm mới bao điều xanh xao không tưởng.

T.T.T 

Bài viết khác cùng số

Phê bình sinh tháiGió xanh - Phạm Duy NghĩaĐò Ngang sông Hàn trong tôi một thời áo trắng - Nguyễn Văn HọcRa sông nghe gió - Trần Huy Minh PhươngDốc núi cao cao... - Y NguyênKhóc... - Xuân ĐàiCon nai nhỏ trên đoạn đường gian nan (*) - Trần Trung SángPhan Ngọc - một tấm gương nghiêm túc và tận tụy trong sáng tạo âm nhạc - Trần Ái NghĩaNgủ ở ngoài trời - Cassie Gonzales Vô tình - Phượng HoàngKhất nợ dòng sông Giấc mơ trôi - Nguyễn Ngọc HạnhRơi - Nguyễn Hoàng ThọSự kỳ diệu - Tăng Tấn TàiThơ Vạn LộcBiển - Huỳnh Trương PhátKhí hậu dần biến đổi - Lê HàoThơ Xuân CừLũ chim sẻ - Ngân VịnhĐến làng sen viếng Bác - Hồ Ngọc DiệpBác Hồ - Nguyễn Ngọc PhúKhoảng lặng giêng hai - Trương Công MùiTổng quan về việc đặt tên đường phố ở Tourane/Đà Nẵng từ năm 1902 đến năm 1996 - Bùi Văn TiếngCuộc sống mưu sinh trên sông biển trong dân ca xứ Quảng từ góc nhìn phê bình sinh thái - Trần Thị Ánh Nguyệt, Lê Văn ThắngThi pháp sinh thái của Lý Khắc Uy qua tiểu thuyết Hổ Trung Quốc - Nguyễn Thị Tịnh ThyNhà văn Võ Quảng cây bút xuất sắc về văn học thiếu nhi - Thanh QuếVẽ hoa và xem tranh hoa như thế nào? - Trần Thùy LinhTrầm tích Cu Đê - Vũ HùngHình tượng bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tiểu thuyết Khúc hát những dòng sông của Nguyễn Thế Quang - Nguyễn Văn Hùng