NSƯT Hoàng Lể, Nhạc sĩ bài chòi – Trương Đình Quang

04.02.2015

NSƯT Hoàng Lể, Nhạc sĩ bài chòi – Trương Đình Quang

Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Lê sinh năm 1924 ở Hoài Hương, Hoài Nhơn, Bình Định. Ông xuất thân từ gia đình có truyền thống âm nhạc dân tộc, nên ngay từ nhỏ ông yêu thích các bài hát dân ca, bài chòi và sau đó đến với tân nhạc. Từ thời còn trẻ, Hoàng Lê đã viết những bài hát phục vụ kháng chiến phổ biến trên vùng đất Liên khu V như: Trời mưa rồi, Bác Cậy đóng thuế nông nghiệp v.v...

Khi chuyển ra miền Bắc từ năm 1955, say mê thể loại kịch hát, ông trở thành nhạc sĩ bài chòi của Đoàn ca kịch bài chòi Liên khu V. Hoàng Lê chơi đàn sếnh và đàn kìm, đệm vững vàng hô bài chòi và ca cải lương. Cùng với nhóm sáng tác ca nhạc ở những vở diễn mẫu mực, sự đóng góp của Hoàng Lê không chệch với hướng đi nghệ thuật của ngành.

Về âm nhạc và hô hát, Hoàng Lê luôn nắm vững lối kế thừa hợp lý vốn nghệ thuật cổ truyền, với phương châm phát triển (dùng nguyên cổ, có đổi mới, sáng tác), đều có sự thử nghiệm vào từng vở mới, từng loại đề tài (dân gian, lịch sử, hiện nay).

Ở vở diễn Thoại Khanh – Châu Tuấn (tác giả: Nguyễn Tường Nhẫn), là sự nối tiếp nhuần nhuyễn làn điệu bài chòi với dân ca, chuyển hóa (vè Quảng Nam, lý thương nhau, lý chơi xuân v.v..., tiếp thụ ca nhạc cổ (nhạc lễ, chất liệu nhạc múa hát bộ). Hợp xướng trong vở diễn Kiều - Từ Hải (tác giả: Nguyễn Tường Nhẫn), dùng diễn đạt tâm tư, khắc họa hình tượng nhân vật, nhạc diễn cảm mang chủ đề nhân vật, có đối đáp, đấu tranh... Và, ở vở diễn Ngàn thu vọng mãi (tác giả: Lưu Trọng Lư) là sự hòa quyện tính trữ tình, sáng tác làn điệu và bài hát. Ở vở diễn Tiếng sấm Tây nguyên (tác giả: Thanh Nha – Thế Lữ), là sự kết hợp ca nhạc miền núi Tây nguyên với ca nhạc miền xuôi, vào chính kịch anh hùng ca, thể hiện con người, trong cuộc chiến đấu quyết liệt, cách viết nhạc diễn cảnh, gợi cảm, (thêm nhạc khí màu sắc: tr'ưng, chiêng v.v...). Đồng thời ông tiếp nhận chất liệu bài hát hài hước từ hát bội (lý Đồng nai, lý bán quán, lý đi chợ v.v...), chuyển hóa kết gắn với nghệ thuật bài chòi.

Hoàng Lê đã phát triển, sáng tạo giọng điệu bài chòi Xuân nữ  với những biến dạng nhiều kiểu (lồng điệu, xen kẽ, pha trộn...), nhiều màu sắc (xuân ai oán), sức diễn cảm rộng mở, thoáng đãng…Điệu Xuân nữ của ông nhanh chóng tiếp nhận những chất liệu từ cuộc sống mới, không nệ cổ, đạt đến cái đẹp mới.

Do khai thác chất liệu hô hát ca nhạc bài chòi, các thể loại hò, lý và diễn xướng dân gian miền Nam Trung bộ, nắm vững cấu trúc ca nhạc cổ và cách ứng dụng chúng vào diễn xuất, là nghệ nhân trong dàn nhạc, Hoàng Lê để lại cho kịch hát bài chòi nhiều bài hát diễn đạt tình cảm, tính cách nhân vật, như là làn điệu mô hình giúp cho diễn viên và nhạc công, với tài năng của mình, có thể bẻ làn nắn điệu, chuyển hóa nhạc đệm.

Về vấn đề này, Mịch Quang nhà nghiên cứu hát bội viết: "Cải lương hóa một ít ca khúc mới, vô tình gần gũi cấu trúc nhạc cổ như trường hợp các bài ca của Mộng Vân, bài Vọng Kim Lang của Hoàng Lê. Bài Vọng Kim Lang của nhạc sĩ Hoàng Lê sáng tác cho kịch hát bài chòi lại được sân khấu cải lương dùng mạnh hơn và tốt hơn, chính cũng vì nó được cấu trúc theo kiểu nhạc cổ"[1]

Có thể kể đến những bài hát của Hoàng Lê được các nhà viết kịch ứng dụng trong các vở diễn của các đoàn kịch hát bài chòi trên toàn miền Nam Trung bộ, ở chương trình sân khấu và dân ca của Đài tiếng nói Việt Nam, như: Lía Thấu, Lía mo Xảo (từ chất liệu "nói Lía"), Ghẹo vàng anh, Tấm vóc đại hồng, Tài chi trưởng, Chèo bẻo v.v...

Vở kịch nói "Đội kịch Chim chèo bẻo"[2] của Nguyễn Văn Niêm được Hoàng Lê chuyển biên, thành vở kịch hát bài chòi nổi tiếng trên cả nước đến những năm 80.

Năm 1965, với bút danh Hồng Hải, cùng các nghệ sĩ trong ngành, Hoàng Lê về lại vùng giải phóng miền Nam, trên xứ Quảng, xây dựng kịch hát bài chòi. Năm 1970, ông trở ra miền Bắc, thành lập Đoàn kịch hát bài chòi B, rồi đưa đoàn về tỉnh Quảng Đà. Từ năm 1975, ông giảng dạy kịch hát bài chòi ở Trường Văn hóa – nghệ thuật tỉnh Bình Định, viết kịch bài chòi sáng tác ca nhạc, chuyên nghiên cứu thể loại này.[3]

Hoàng Lê là hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam (ngành biểu diễn), hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam (ngành âm nhạc), được Nhà nước phong tặng Nghệ sĩ ưu tú vào mùa xuân năm 1997.

 

 

T.Đ.Q



[1] ÂM NHẠC và KỊCH HÁT DÂN TỘC, trang 272 – 288 – Nhà xb Sân khấu Hà Nội 7/1995.

[2] Đầu năm 2012, Hội sân khấu thành phố dựng diễn lại vở này, đạo diễn: Cao Đình Liên.

[3] LỊCH SỬ CA KỊCH và ÂM NHẠC BÀI CHÒI – Sở VHTT Bình Định xb, Qui Nhơn, 2001.

Ảnh trên ở vở kịch hát bài chòi Bà đô đốc Bùi Thị Xuân (tác giả: Trúc Đường, đạo diễn: NSƯT Vĩnh Huế, nhạc sĩ: Trần Hồng, họa sĩ: Bùi Huy Hiếu)

Bài viết khác cùng số

Cô Mùi – Trần Quốc CưỡngChùm truyện nhỏ cho các em của Thanh QuếBốn Chỉnh – Vũ Đức Sao BiểnChùm thơ của Hồ Thế HàHạc phù dung – Nguyễn Thị Anh ĐàoVăn nghệ sĩ Đà Nẵng với Năm Văn hóa văn minh đô thị - Bùi Văn TiếngNghĩ về tâm, tầm lãnh đạo và lòng dân - Sương Nguyệt MinhVăn hóa người Đà Nẵng - Dân HùngTín hiệu vui trước ngưỡng cửa xuân 2015 - Phương MaiXuân không mùa - Huỳnh Viết TưNhững cánh rừng xưa sống lại – Bùi Công MinhNhững mùa xuân im lặng kéo qua đời …- Tùy bút của Văn Công HùngKhoai! – Hồ Duy LệAnh Đũi - Trần Đức TiếnDê Thần - Trần VănAi vừa gọi điện thế nhỉ ? - Bùi Công DụngTiếng mùa xuân – Vương Phạm Tâm CaSông Hàn chiều cuối năm - Trần Huy Minh PhươngChiều tháng Chạp - Nguyễn Bá HòaGiao mùa - Lê Huy HạnhThoáng xuân nghiêng - Nguyễn Thánh Ngãim lặng ngày xuân – Đinh Thị Như ThúyVề thăm quê buổi giao mùa – Trương Đình ĐàngMột mình - Hoàng Hương ViệtMùa Xuân - Nguyễn Xuân TưChiều ba mươi bên sông Hàn - Nguyễn Văn TámChờ Xuân – Trịnh Bửu HoàiSố phận của nhà thơ – Nguyễn Đông NhậtHoa cải vàng bay - Mai Hữu PhướcMùa đông về phố - Trần Ngọc MỹMùa riêng - Nguyễn Hoàng SaGiọt sương còn đọng môi mềm - Thy LanMột mình - Lê Thanh MyChùm thơ Nguyễn Ngọc HạnhVề miền ký ức riêng tư - Nguyễn Nho Thùy DươngNgôi sao số phận tôi – Nguyễn HoaTiếng nổ - Nguyễn Minh HùngNắng từ quê nội – Nguyễn Nhã TiênDặm chiều – Ngân Vịnh Nhà tôi có cây mai chưa trổ - Nguyễn GiúpNụ tình xuân - Nguyễn Miên ThượngMỹ Khê- Quê xưa gồng gánh hoa vàng – Võ BiênChạnh lòng – Nguyễn Thành LongMột quãng đường xuân với nhà thơ Trinh Đường – Nguyễn Nhã TiênVẻ đẹp ngàn hoa trong thơ Hồ Chí Minh - Lê Thành VănNét giao thoa văn hóa Việt - Mường độc đáo trong ca xuân sắc bùa ở đất Quảng - Vân TrìnhNhà văn Vũ Bằng với mùa xuân thương nhớ - Chế Diễm TrâmNỗi lòng Tô Vũ – bài kệ cho những ngày nói lãng – Trần Tâm“Khi đã chọn tiếng kêu tinh huyết..” Từ chân trời đến thiên di của Nguyễn Minh Hùng – Hoàng Sĩ NguyênHọa sĩ Vũ Dương: biển với mùa xuân – Trần Trung SángNghệ thuật bài chòi một di sản văn hóa của miền trung – Trần HồngNSƯT Hoàng Lể, Nhạc sĩ bài chòi – Trương Đình QuangBài vè Liêm Lạc – Phạm Hữu Đăng ĐạtMột câu chuyện về sáng tác múa – NSND Lê HuânCuộc chia ly giữa Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng tại Đà Nẵng - Châu Yến Loan