Nhà thơ Nguyễn Kim Huy
Về hoạt động văn học, ông tham gia: Ủy viên Hội đồng LLPB văn học nghệ thuật thuộc Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng; Ủy viên BCH, Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Đà Nẵng khóa I (2002 - 2007); Phó Chủ tịch - Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Nhà văn Đà Nẵng khóa II (2007- 2012), khóa III (2012 – 2017); Chủ tịch Hội Nhà văn TP Đà Nẵng khóa IV (2018 – 2023)…
Tác phẩm đã xuất bản:
- Tìm ánh sao băng, tiểu thuyết (bút danh Nguyễn Kim Hoàng Như), Nxb Đà Nẵng - 1992.
- Thơ từ yên lặng, thơ, Nxb Đà Nẵng - 1995.
- Nỗi lan tỏa của ngày, thơ, Nxb Văn học - 2004.
- Mắt phố, truyện và tạp văn, Nxb Đà Nẵng - 2006.
- Thu Bồn - Nhà thơ trữ tình Đất Quảng, chuyên luận văn học, Nxb Đà Nẵng - 2011, tái bản 2017.
- Triền sông thơ ấu, truyện thiếu nhi, NXB Kim Đồng - 2017
- Kéo co với mùa xuân, thơ, Nxb Đà Nẵng – 2017.
Và tham gia biên soạn, tuyển chọn giới thiệu một số tuyển tập thơ văn: Thơ tình xứ Huế (1995), Thơ về nhà giáo (2002), Ấn tượng Đà Nẵng (2002), Thành phố năm ngọn núi (2003), Văn & Thơ - Tác giả Tác phẩm Đà Nẵng đoạt giải 1975 - 2005 (2005), Văn học Đà Nẵng 1997 - 2007 (2008), Gởi lòng con đến cùng Cha (2009), Hà Nội ngàn năm thương nhớ (2010), Bút ký Đà Nẵng 1997 - 2010 (2010), Truyện ngắn hay tạp chí Non Nước (2011), Nhà văn Việt Nam hiện đại tại Đà Nẵng (2012), Những con mắt biển (tuyển tập thơ văn, 2015), Truyện ngắn Đà Nẵng 1975 – 2015, 20 năm LLPB VHNT TP Đà Nẵng 1997 – 2017…
Giải thưởng Văn học:
- Giải thơ Báo Tiền Phong 1992. Giải thơ Tạp chí Đất Quảng 1992. Giải thơ Liên đoàn Lao Động và Hội Văn học - Nghệ thuật QN-ĐN 1992
- Giải truyện ngắn Đài Phát thanh QN-ĐN 1992. Giải ký Báo Đà Nẵng 1994 Giải ký Hội Văn học - Nghệ thuật Đà Nẵng 2001.
- Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật 1985 - 1995 của UBND Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cho tập Thơ từ yên lặng.
- Giải ba thơ 1998 - 2000 của UBND TP Đà Nẵng.
- Giải nhì thơ 2002 - 2003 của UBND TP Đà Nẵng.
- Giải A cho tập Nỗi lan tỏa của ngày của Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng - 2004.
- Giải B cho tập Mắt phố của Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng - 2006.
- Giải thưởng VHNT lần thứ nhất (1997 - 2005) của UBND TP Đà Nẵng cho tập Nỗi lan tỏa của ngày.
- Giải B về Thơ (không có giải A) - Giải thưởng VHNT Đất Quảng lần thứ nhất (1997 - 2010) của UBND tỉnh Quảng Nam cho tập Nỗi lan tỏa của ngày.
- Giải C về Văn - Giải thưởng VHNT TP Đà Nẵng lần thứ hai (1997 - 2010) cho tập Mắt phố.
- Giải A của Hội Nhà văn Đà Nẵng (2011); Giải C Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương (2010 – 2012) cho tập chuyên luận “Thu Bồn – Nhà thơ trữ tình Đất Quảng”.
- Giải thưởng VHNT Đất Quảng lần II (2010 – 2015) của UBND Tỉnh Quảng Nam cho tập chuyên luận “Thu Bồn – Nhà thơ trữ tình Đất Quảng”.
- Giải thưởng VHNT TP Đà Nẵng lần thứ III (2010 – 2015) cho tập chuyên luận “Thu Bồn – Nhà thơ trữ tình Đất Quảng”.
- Giải A của Hội Nhà văn TP Đà Nẵng cho tập thơ “Kéo co với mùa xuân” – 2017.
- Giải thưởng VHNT Đất Quảng lần III (2014 – 2019) cho tập Kéo co với mùa xuân…
Suy nghĩ về công việc viết văn:
“Văn thơ đối với tôi vừa là duyên, vừa là nghiệp. Tôi nghĩ trước hết văn thơ phải ghi dấu được tiếng nói của tâm hồn mình, những con người thân yêu quanh mình, xóm làng, phố phường, đất nước quê hương mình… Nếu có tài năng, đó cũng đã là tiếng nói của con người và thời đại mình đang sống, để tác phẩm có hy vọng lay động được tâm hồn người đọc, tìm kiếm được sự đồng cảm của con người và có hy vọng còn lại với cuộc đời. Với tôi, viết là một quá trình tìm kiếm lặng lẽ, trăn trở nghiệt ngã trong ma trận nghệ thuật ngôn từ và tư duy cảm xúc, nhưng cũng chính là một quá trình hạnh phúc kết tinh từ sự chiêm nghiệm, nhận thức và giãi bày khi đối diện với tâm hồn mình, bản ngã mình, cuộc sống vây quanh mình khi ta đang viết... Viết là hạnh phúc của nhà văn, chứ không phải là tác phẩm, dù tác phẩm lại chính là ý nghĩa cuộc sống của nhà văn”.
Viết về Nguyễn Kim Huy, nhà thơ Tế Hanh nhận xét: “Nguyễn Kim Huy viết những bài thơ đầu tay trong một hoàn cảnh thơ ca đang có những chuyển động mạnh mẽ. Từ những bài thơ nói về mối tình đầu đến những bài thơ gợi nhớ quê hương, thơ Nguyễn Kim Huy như đang tìm tòi một cách nói riêng cho mình:
Đêm qua bầu trời có khóc không
Mà sáng dậy nước mắt ướt đẫm ngọn cỏ
Và ban mai ơi có điều gì muốn nói
Mà lặng lẽ lau những giọt nước mắt đêm?
Đọc thơ Nguyễn Kim Huy, tôi nghĩ đến quê hương Núi Thành của Huy, nơi tôi quen biết từ trước – một vùng quê nghèo khổ đầy sỏi đá nhưng trong chiến tranh đã có một thành tích vang dội với trận đầu diệt Mỹ…”
Nhà thơ Thanh Thảo sau khi đọc thơ Nguyễn Kim Huy đã chia sẻ trong một bài báo đăng trên báo thanh Niên: “... Dõi theo thơ Nguyễn Kim Huy từ nhiều năm nay, thấy thơ anh ngày một đằm hơn, kiệm lời hơn, nhưng vẫn là một giọng thơ mộc mạc, biết mình muốn gì và cũng biết cái gì là hợp với tạng mình... Nếu có lúc nào Nguyễn Kim Huy thèm những "cuộc đuổi bắt kiếm tìm", thì thực ra, anh lại tìm được những điều mà mình đã có, những giọng nói mà mình đã quen, một lối đi mà mình không xa lạ. Anh đã chọn cách làm mới cho thơ mình bằng những khoảng lặng, bằng cách học để nén lại. Không phải lúc nào anh cũng làm được điều đó, nhưng mỗi khi anh làm được, thơ anh lại thuyết phục tôi. Anh như muốn thơ mình "lan tỏa" bằng chính sự im lặng, sự im lặng từng giúp bao nhà thơ thoát hiểm, sau những vòng nguyệt quế và những lời ngợi ca ồn ào. Hãy như: Hạt lúa chín tròn công mưa nắng/Nấu nồi cơm thơm đến mùa sau”.