Ứng dụng vật liệu tái chế, tái sử dụng vào đâu trong kiến trúc và đô thị?
Việc hiểu rõ phạm vi ứng dụng của vật liệu tái chế và tái sử dụng giúp người thiết kế chủ động hơn trong thiết kế và xây dựng, trong việc lựa chọn vật liệu phù hợp với thiết kế của mình và giải quyết bài toán về năng lượng trước vấn đề môi trường đang được đặt lên hàng đầu hiện nay.
Việc tái chế và tận dụng các vật liệu và cấu trúc ngày càng trở nên phổ biến trong kiến trúc như là những giải pháp thay thế cho việc sản xuất các thành phần trong xây dựng, thường liên quan đến việc tăng tiêu thụ năng lượng và mức độ ô nhiễm cao thải vào khí quyển. Sự khác biệt chính giữa hai phương pháp này là, trong khi phương pháp tái chế sử dụng một lượng năng lượng nhất định để xử lý vật liệu trước khi tái sử dụng thì phương pháp tận dụng không yêu cầu quá trình này, mà sử dụng lại nó giống khi nó đã bị loại bỏ.
Mặc dù tiêu thụ năng lượng cao hơn trong tái chế, khi so sánh với việc tái sử dụng vật liệu, quá trình quản lí chất thải có thể sẽ rất hiệu quả về mặt chi phí khi so sánh với việc sử dụng các vật liệu thông thường và thậm chí nó cho thấy mức độ hiệu quả về năng lượng cao hơn khi so sánh với sản xuất sơ cấp. Ví dụ như, cần một nhiệt độ cao để làm tan chảy vật liệu trong các lát nhựa đường thông thường, trong khi sử dụng nhựa tái chế, nhiệt độ này lại thấp hơn. Theo một thử nghiệm ở Vancouver, mức tiêu thụ nhiên liệu giảm 20% trong quá trình trộn.
Một số chất thải xây dựng và phá dỡ (chất thải C&D) có thể được tái chế khi chúng không gây hại cho con người hoặc môi trường. Trong những trường hợp đó, vật liệu cần được phân loại và cắt nhỏ trước khi đưa vào mục đích mới. Ngoài chất thải xây dựng, các vật liệu thông thường khác không liên quan trực tiếp đến xây dựng, đồ nội thất hoặc các công trình đô thị, chẳng hạn như lốp xe hoặc bao bì dùng một lần, cũng đã được tái chế và đưa vào môi trường mới này với kết quả rất hài lòng.
Dưới đây là một số phạm vi ứng dụng mà vật liệu tái chế có thể được áp dụng trong kiến trúc và các thành phố:
Tường
Một giải pháp thay thế cho các bức tường thông thường, gạch là từ cao su và nhựa tái chế có thể giảm chi phí xây dựng đáng kể và cũng có thể tiết kiệm thời gian nếu được thiết kế để lắp ráp bằng cách ghép vào nhau. Ví dụ như gạch tái chế đã được sử dụng trong nhà ở xã hội và các khu tạm trú khẩn cấp lâu dài.
Sơn
Một ví dụ tuyệt vời về việc tái chế vật liệu để sản xuất sơn là sử dụng polystyrene mở rộng (phổ biến hơn với tên EPS hoặc Styrofoam). Chủ yếu được sử dụng trong các tòa nhà để cách âm, EPS thừa được sử dụng làm sơn nền cho các loại sơn do công ty Idea-Tec phát triển.
Kết cấu
Xà bần hay chất thải C&D (Construction and demolition waste) hoàn toàn có thể tái chế để tạo ra nguyên liệu thô cho các cấu trúc mới, chẳng hạn như bê tông. Trong quá trình tái chế, vật liệu trải qua giai đoạn nghiền nát để các mảnh vỡ có thể được phân loại theo kích thước và sau đó được tái sử dụng. Các phần nhỏ của bê tông tái chế có thể được sử dụng làm cốt liệu thô trong hỗn hợp mới hoặc làm rọ đất đá.
Mái
Một số mối quan tâm chính trong việc thiết kế và xây dựng một mái nhà là khả năng cách nhiệt, khả năng chống chịu và độ bền. Tấm chống thấm bằng lốp xe tái chế chứng minh rằng nó có thể đáp ứng nhu cầu lợp mái bằng cách sử dụng vật liệu tái chế, ngoài ra nó cũng rất tiết kiệm chi phí. Một số lựa chọn khác là gạch Tetra Pak và gạch nhựa tái chế.
Các cấu trúc và thiết bị tạm thời (Pavilions & temporary facilities)
Vấn đề tái chế đã được giải quyết theo nhiều cách khác nhau tại các sự kiện quốc tế, triển lãm và can thiệp đô thị. Trong bối cảnh này, các gian hàng và các công trình lắp đặt tạm thời có thể được coi là “mẫu” của vô số vật liệu tái chế và có nhiều khả năng và cách áp dụng chúng, thông qua nghiên cứu và thử nghiệm.
Đồ dùng đường phố (Street Furniture)
Vật liệu tái chế được sử dụng trên đồ đạc đường phố có thể thu hút người dân tham gia phân loại rác và thúc đẩy sự tham gia của họ vào các dự án đô thị. Ví dụ, phòng thí nghiệm Zero Waste Lab là một sáng kiến nghiên cứu cho phép mọi người biến rác thải nhựa thành đồ nội thất đô thị thông qua in 3D. Theo dự án, “công dân có thể tự do định hình thiết kế của mình và tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh phù hợp nhất với nhu cầu của họ”.
Sân chơi (Playground)
Vật liệu cao su hoặc mềm rất lý tưởng cho sân chơi và công viên. Do đó, tái chế lốp xe và các vật liệu cao su khác có thể là một giải pháp tuyệt vời cho những khu vực này. Ngoài việc được sử dụng để lát nền, các vật liệu tái chế và tái sử dụng cũng trở nên thú vị trong các sân chơi, kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ em hướng tới các chức năng mới có thể có của những vật liệu đó.
Lát nền (paving)
Những thử nghiệm với bao bì tái chế, chai lọ và các sản phẩm khác được làm từ nhựa đã cho thấy sự phù hợp của chúng trong việc lát đường phố và đường dành cho xe đạp. Thông thường, cần một nhiệt độ rất cao để làm tan chảy vật liệu trong việc lát nhựa đường, nhưng khi sử dụng nhựa tái chế, nhiệt độ này thấp hơn nên tiêu thụ ít năng lượng hơn.
Theo Designs (Biên dịch từ Archdaily)
(tapchikientruc.com.vn)