Thương tiếc họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận (1942 – 2021)
Vốn say mê và có năng khiếu hội họa từ thời niên thiếu nên mặc dù không theo học mỹ thuật một cách trọn vẹn ở nhà trường như phần lớn các họa sĩ khác, họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận vẫn thành danh nhờ có một chuỗi dài tháng năm tự miệt mài nghiên cứu, học hỏi và sáng tác.
Họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận đã tạo cho mình con đường riêng trong hội họa. Tranh của ông từng tham dự triển lãm tại Mỹ, Pháp, Hồng Kông, Singapore…, được sưu tập tại Viện Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam và Singapore cũng như trong các bộ sưu tập tư nhân ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.
Nguyễn Hải Chí, Phạm Nhuận, Trịnh Công Sơn, Công Thế Cường, Hoàng Đăng Nhuận
Vốn say mê và có năng khiếu hội họa từ thời niên thiếu nên mặc dù không theo học mỹ thuật một cách trọn vẹn ở nhà trường như phần lớn các họa sĩ khác, họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận vẫn thành danh nhờ có một chuổi dài tháng năm tự miệt mài nghiên cứu, học hỏi và sáng tác. Họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận đã có một thời trai trẻ sống lang bạt trên nhiều miền đất nuớc. Từ những thị trấn miền Trung khốn khó với biển xanh cát trắng đến vùng cao nguyên của cây ngàn, gió núi hoặc phương Nam phóng khoáng tình người. Những nơi chốn anh qua, những vòng tay bạn bè thân ái, những cuộc tình đến rồi đi... đều trở thành vốn sống bền bỉ của khổ đau, hạnh phúc nuôi dưỡng ngọn nguồn sáng tạo trong anh. ”Tất cả những chất liệu của anh là ở đó, và tất cả phương cách tạo hình cũng đã dược tìm kiếm, khai phá từ đó. Thanh lọc thế giới không bằng kích thước và cách nhìn cổ điển nữa, tất cả đều được thu nhận qua cánh cửa trực giác và tình cảm, quay mình lại với bên ngoài để chạm cùng vào những sâu thẳm của tâm hồn...” (Huỳnh Hữu Ủy, 1971).
Cỏ lau bên thành cổ
Những người quan tâm đến các hoạt động mỹ thuật chắc chắn sẽ rất khâm phục và quý mến Hoàng Đăng Nhuận khi nhìn vào số lần triển lãm mỹ thuật của anh: 16 lần triển lãm cá nhân; Tham gia triển lãm tranh ở các nước Ba Lan,Đức, Anh, Liên Xô, Tiệp Khắc, Nhật Bản, Hàn Quốc; Triển lãm với Đinh Cường tại Đà Nẵng (1971); triển lãm với Rừng tại Sài Gòn (1972); triển lãm tranh các nhân tại Mỹ (1973); Triễn lãm với Bửu Chỉ tại Huế-Hà Nội (1987-1989); 2 lần triển lãm cá nhân tại Paris (1990); Triển lãm với Dương Đình Sang tại Huế (1991); Triển lãm tại Hồng Kông, Triều Tiên, Singapore với Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Trung, Bửu Chỉ , Trịnh Cung, Trần Lưu Hậu, Đặng Xuân Hòa, Nguyễn Quân, Trần Trọng Vũ; Triển lãm với Bửu Chỉ tại TP.Hồ Chí Minh (1997); Triển lãm với Lê Phổ, Nguyễn Tư Nghiêm, Lưu Công Nhân, Trần Lưu Hậu, Nguyễn Trung, Bửu Chỉ, Đỗ Hoàng Tường, Lê Quảng Hà tại Gallery Vĩnh Lợi (1998); Triển lãm với Đặng Xuân Hòa tại Singapore, Mai Gallery (2000); Triển lãm với Nguyễn Duy Linh, Phạm Đại, Lê Thừa Tiến, Nguyễn Thiện Đức, Dương Đình Sang tại Gallery Sông Hương, Huế (2001); Triển lãm Mỹ thuật đương đại Việt Nam do Sở Du lịch Quảng Nam tổ chức; Triển lãm với Nguyễn Tấn Cương, Nguyễn Quân, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Lâm, Trịnh Thanh Tùng, Lê Thánh Thư, Lâm Triết, Lim Kim Katy do Hội Mỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh tổ chức; Triển lãm tại Trung tâm Văn hóa Pháp-Huế (2005). Tranh của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận đã có trong Viện Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam và Singapore cũng như trong các bộ sưu tập tư nhân ở Á Châu, Âu châu và Bắc Mỹ.
Của một người đã tới
Điều đáng chú ý là qua các cuộc triển lãm tranh cá nhân của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận, anh luôn được bạn bè đồng nghiêp và giới nghệ sĩ thuộc nhiều loại hình văn học nghệ thuật khác nhau dành cho anh niềm mến yêu, trân trọng về nhân cách sống về giá trị nghệ thuật của tác phẩm Hoàng Đăng Nhuận. Những bài viết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, Bửu Ý, Cao Huy Thuần,của Thái Bá Vân, Nguyễn Quân, Huỳnh Hữu Ủy, Dương Tường, Lê Văn Ngăn, Vĩnh Khôi...từ các phòng tranh của anh đã khái quát phần nào về một Hoàng Đăng Nhuận nghệ sĩ và tài hoa: “ Nếu Phố là những mốc đến thì Hoàng Đăng Nhuận là người không quên nơi ra đi của mình với cầu ao, hội làng, phiên chợ, những trò chơi trẻ con giữa cây cối và đất đai. Đó là hình ảnh bất diệt đối với nghệ sĩ, là kẻ nuôi mãi trong lòng mình một đứa trẻ con không bao giờ lớn, bất chấp mọi biến thiên của đất trời. Đó cũng là một vùng tắm gội dội nguồn mát lên những hình ảnh của tuổi tác, thời gian, để cùng hiển hiện dưới một làn sóng luôn tươi mới” (Bửu Ý, 1987)
Theo Võ Quê
Chân dung họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận
Hoàng Đăng Nhuận sau cơn bạo bệnh-
ký họa bút sắt của Phan Ngọc Minh (tháng 7-2009)
Hoàng Đăng Nhuận - Bửu Chỉ vẽ
Một số tác phẩm Hoàng Đăng Nhuận
Phố I, sơn dầu trên bố 30 x40 cm, 2011
Phố II, sơn dầu trên bố 30 x40 cm, 2011
Phố III, sơn dầu trên bố 30 x40 cm, 2011
Phố IV, sơn dầu trên bố 30 x40 cm, 2011