Quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm nghệ thuật và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chính phủ ban hành Nghị định quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Nghị định này quy định về nhuận bút, thù lao đối với việc sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước. 1. Nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng. 2. Nhuận bút khuyến khích là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả thêm cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm thuộc loại đề tài và những trường hợp đặc biệt quy định tại Nghị định này. 3. Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho những người thực hiện các công việc có liên quan đến sáng tạo tác phẩm. Điều 4. Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao 1. Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu. 2. Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm. 3. Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm. 4. Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác. 5. Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng. 6. Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH Điều 5. Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh (phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim phóng sự, phim hoạt hình), không phân biệt vật liệu ghi hình, căn cứ vào thể loại, chất lượng, được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh theo tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí sản xuất được duyệt như sau: 1. Phim truyện
2. Phim tài liệu, phim khoa học
3. Phim phóng sự
4. Phim hoạt hình
Điều 6. Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh 1. Trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học, sân khấu và các loại hình tác phẩm thể hiện dưới hình thức tương tự khác sang kịch bản điện ảnh thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 60% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại quy định tại Điều 5 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể. 2. Tác giả tác phẩm điện ảnh dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số được hưởng thêm nhuận bút khuyến khích bằng 5% đến 10% mức nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại. 3. Bên sử dụng tác phẩm trả thù lao cho diễn viên điện ảnh và nhuận bút, thù lao cho các chức danh nghề nghiệp thuộc các trường hợp khác chưa được quy định tại Điều 5 Nghị định này thông qua hợp đồng thỏa thuận. 4. Trường hợp tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất cao do các yêu cầu đặc biệt của thiết bị, vật liệu hoặc chi phí lớn khi quay bối cảnh tại nước ngoài, thì mức nhuận bút, thù lao cao nhất không quá 2 lần mức nhuận bút, thù lao của tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất bình quân được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. NHUẬN BÚT ĐỐI VỚI TÁC PHẨM MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH Điều 7. Nhuận bút đối với tác phẩm mỹ thuật 1. Bên sử dụng tác phẩm mẫu thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mức nhuận bút theo tỉ lệ phần trăm (%) giá thành tác phẩm, không quá các mức được quy định như sau: a) Đối với tác phẩm có giá thành đến 10.000 triệu đồng
b) Đối với tác phẩm có giá thành trên 10.000 triệu đồng, nhuận bút được tính bằng mức nhuận bút của tác phẩm có giá thành 10.000 triệu đồng và 1% của phần giá thành tác phẩm vượt quá 10.000 triệu đồng. 2. Trường hợp tác giả chỉ vẽ mẫu, chưa thể hiện thành tác phẩm mẫu thì tác giả vẽ mẫu hưởng từ 50% đến 70% mức nhuận bút quy định tại Khoản 1 Điều này, phần còn lại được trả cho những người khác dựa vào mẫu vẽ để thể hiện thành tác phẩm mẫu. 3. Tác giả tác phẩm mỹ thuật phái sinh theo quy định của pháp luật được hưởng từ 40% đến 55% mức nhuận bút quy định tại Khoản 1 Điều này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc. Điều 8. Nhuận bút đối với tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được sử dụng để trưng bày, triển lãm 1. Bên sử dụng tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm trả nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả như sau: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
2. Trường hợp sử dụng tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm trong các hoạt động từ thiện, liên hoan, giao lưu hoặc các hoạt động khác không mang tính thương mại, mức nhuận bút do bên sử dụng thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Chương lV NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI TÁC PHẨM SÂN KHẤU VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN KHÁC Điều 9. Hình thức thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác Bên sử dụng tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thanh toán mức nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn. Điều 10. Nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao 1. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình tuồng chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch câm, kịch hình thể và múa rối, căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
2. Nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật tổng hợp căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau: a) Đối với chương trình nghệ thuật ca múa nhạc trình diễn trong nhà Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
b) Đối với chương trình nghệ thuật trình diễn tại quảng trường, diễu hành nghệ thuật, lễ hội (Carnaval, Festival) Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
c) Đối với chương trình nghệ thuật trình diễn trên sân vận động Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
3. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm múa căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau: a) Tác phẩm múa ít người Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
b) Tiết mục múa có tình tiết, cốt truyện; thơ múa nhỏ (tác phẩm múa dành cho 4 người biểu diễn trở lên) Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
c) Phần múa cho tổ khúc múa Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
d) Phần múa cho thơ múa Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
đ) Phần múa cho kịch múa Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
e) Phần múa sáng tác cho tiết mục múa trong xiếc, rối, kịch nói, kịch hát, múa phụ họa cho bài hát, bản nhạc không lời, phim, hoạt cảnh... Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
4. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm âm nhạc căn cứ vào quy mô chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau: a) Tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
b) Tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
c) Tác giả tác phẩm âm nhạc cho nhạc cụ độc tấu Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
d) Tác giả tác phẩm thanh nhạc Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
đ) Tác phẩm kịch hát Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
Điều 11. Nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn Nhuận bút, thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn được chi trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau: 1. Đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch câm, kịch hình thể và múa rối, chương trình nghệ thuật: a) Biên kịch hưởng từ 4,20% đến 6,00% doanh thu; b) Đạo diễn hưởng từ 3,50% đến 5,00% doanh thu; c) Biên đạo múa hưởng từ 0,86% đến 1,25% doanh thu; d) Nhạc sĩ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) hưởng từ 1,40% đến 2,00% doanh thu; đ) Chỉ huy dàn nhạc sân khấu hưởng từ 0,70% đến 1,00% doanh thu; e) Họa sĩ (bao gồm cả thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ) hưởng từ 2,10% đến 3,00% doanh thu; g) Người thiết kế ánh sáng hưởng từ 0,70% đến 1,00% doanh thu; h) Người thiết kế âm thanh hưởng từ 0,35% đến 0,50% doanh thu; i) Tác giả các trò rối, kỹ thuật múa rối, tạo hình con rối sáng tạo mới thì hưởng theo tỷ lệ thỏa thuận trong hợp đồng. 2. Đối với cuộc biểu diễn tác phẩm múa thuộc thể loại, quy mô được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này: a) Biên đạo múa hưởng từ 4,00% đến 6,00% doanh thu; b) Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) hưởng từ 1,00% đến 1,50% doanh thu; c) Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) hưởng từ 4,00% đến 6,00% doanh thu; d) Họa sĩ (bao gồm thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ) hưởng từ 1,00% đến 2,00% doanh thu. 3. Đối với cuộc biểu diễn tác phẩm âm nhạc thuộc thể loại, quy mô được quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định này: a) Tác giả tác phẩm âm nhạc hưởng từ 4,00% đến 6,00% doanh thu; b) Nhạc sĩ phối khí, nhạc đệm cho ca khúc có tổng phổ dùng cho dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc dân tộc hoặc phần đệm đàn piano hưởng từ 1,22% đến 1,80% doanh thu; c) Nhạc sĩ chuyển thể bản nhạc cho dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc hòa tấu, hoặc các hình thức trình diễn dàn nhạc khác hưởng từ 1,40% đến 2,10% doanh thu; d) Chỉ huy dà Có thể bạn quan tâm
Phát động Festival Nhiếp ảnh trẻ năm 2019Cuộc thi sáng tác bài vọng cổ chào mừng kỷ niệm 20 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ươngNSNA Huỳnh Văn Truyền được phong tước hiệu FIAP năm 2022Lùi thời gian tổ chức Liên hoan Ca, Múa, Nhạc toàn quốc 2021Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về TP Hải Phòng với tổng giải thưởng 300 triệu đồngHội Sân khấu Việt Nam triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong năm 2023Thể lệ Cuộc thi thiết kế logo ASEAN 2020 cho thanh niên 10 nước khu vựcPhát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Việt Nam sẽ chiến thắng”Tìm giải pháp nâng tầm Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành SơnCuộc vận động sáng tác âm nhạc ‘Bài ca thống nhất’
|