Đón đọc Tạp chí Non Nước tháng 9 + 10 năm 2021
Trong số này, BBT tập trung chuyên đề về phòng chống dịch Covid, đây là một vấn đề nóng không chỉ của thành phố, trong nước mà còn là vấn đề toàn cầu.
Dưới góc độ sáng tạo văn học, nghệ thuật, chúng tôi gửi đến bạn đọc chùm 6 tản văn “Đà Nẵng - Những ngày phòng tránh dịch” của TRẦN THU THỦY; Truyện ngắn “Đại dịch” của LƯU QUANG MINH; Trang thơ viết về dịch bệnh của các tác giả NGUYỄN NHO KHIÊM, NGUYỆT VŨ, PHẠM THÀNH TRAI, CAO XUÂN HIỆU.
Bên cạnh đó, chúng tôi gửi đến bạn đọc bài nghiên cứu của NGUYỄN PHƯƠNG KHÁNH về “Chủ đề dịch bệnh trong văn học và phim ảnh Hàn Quốc đương đại”. Đây là một bài nghiên cứu công phu, tác giả cho ta thấy một phần chủ đề “dịch bệnh” đang được các nhà văn, nhà điện ảnh khai thác nhiều khía cạnh khác nhau.
Trong thời gian dịch bệnh, các nhạc sĩ cũng kịp thời có nhiều sáng tác mới, chúng tôi gửi đến bạn đọc bài nhạc “Rồi sẽ bình yên” XUÂN MINH và bài “Hết dịch rồi về với con” nhạc sĩ NGUYỄN ĐÌNH THẬM phổ thơ ĐỖ QUỸ DOÃN.
Đề tài phòng chống dịch trong mỹ thuật, nhiếp ảnh cũng được các họa sĩ và nghệ sĩ nhiếp ảnh quan tâm. Trân trọng gửi đến bạn đọc các tác phẩm:
- Vượt qua, tranh acrylic, 50 x 70cm của NGUYỄN PHI LONG (bìa 1)
- Tất cả sẽ ổn, tranh acrylic của PHAN TUY AN (bìa 4)
- Bộ ảnh Phút giải lao của HUỲNH VĂN TRUYỀN (bìa 3)
Các chuyên mục thường kỳ, tạp chí Non Nước số này mời các bạn đón đọc:
*VĂN XUÔI: Chim khổng tước hay hót, truyện ngắn VŨ NGỌC GIAO; Bạn tôi, truyện ngắn NGUYỄN DUY KHOÁI; Chiều vàng phai, truyện ngắn TRẦN THIÊN HƯƠNG; Tình yêu không tên, truyện ngắn NGUYỄN XUÂN NHĨ.
Nhân tết Trung thu, chúng tôi giới thiệu truyện ngắn Bóng tròn lưu lạc của TRẦN TRUNG SÁNG và tản văn Thương gửi ấu thơ của NHƯ HẠNH.
*TRANG THƠ: Chúng tôi giới thiệu 5 chùm thơ của 5 tác giả:
THẢI HUYỀN: Đừng buồn nghe em; Chèo qua sông núi Ngũ Hành; Chuối môn thương nhớ mẹ; Chùa quê; Tặng em.
TẦN HOÀI DẠ VŨ: Hãy yên nghỉ chiếc bóng của nỗi buồn; Bài học từ bờ ruộng quê nhà; Chảy tràn hương yêu; Mở hết trái tim ra; Hai tay đợi chờ
BÙI VIẾT ANH: Bái vọng; Đợi; Giả đò; Chừng mực buồn
THÁI BẢO - DƯƠNG ĐÌNH: Thôi em...; Qua dấu tàn phai; Và, chúng ta bò quanh trong tuyệt vọng; Về thôi
HUỲNH THỊ QUỲNH NGA: Nhẹ như hương lụa em cầm; Tôi về qua rừng tre trúc; Hương đồng bằng; Từ những ô cửa khép; Đóa thời gian xanh
* NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH số này chúng tôi giới thiệu một số bài sau:
-Đóng góp của Phạm Phú Thứ đối với Hải Dương và Quảng Yên của BÙI VĂN TIẾNG
-Lá Quốc kỳ đầu tiên của Việt Nam tung bay lần đầu ở Đà Nẵng của NGUYỄN DỊ CỔ
-Những hình ảnh tiêu biểu nhất xứ Quảng thế kỷ XVIII của VÕ HÀ
-Từ góc nhìn văn hóa, nghĩ về dự án “Vườn Mẹ” của HUỲNH HÙNG
-Hội Âm nhạc Đà Nẵng chú trọng nâng cao chất lượng tác phẩm của HUỲNH THẠCH HÀ
-Di tích Phong Lệ: Suy nghĩ về tiềm năng và phát triển du lịch văn hóa - nghệ thuật Champa tại Đà Nẵng của TRẦN KỲ PHƯƠNG
-Hội họa của vua Hàm Nghi của NHÃ KHAI
-Nhớ Vũ Hân của NGUYỄN ĐẮC XUÂN
-Đynh Trầm Ca, lỡ chuyến... giữa đời rồng ga buồn của HUỲNH VĂN HÓA
-Đi tìm “Gió hoang vu” trong truyện và ký của Mỹ An của TÂY AN
-Hoài niệm Rừng khộp khô của NGUYỄN THỊ THU THỦY
-Tiếng gọi bản ngã trong “Người yêu ơi” của HOÀNG THỤY ANH.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.