Phát triển không gian nghệ thuật điêu khắc trên địa bàn thành phố

28.03.2022
Hồ Đình Nam Kha
Tượng, tượng đài và tranh hoành tráng là những công trình nghệ thuật có tính biểu tượng cao, được khắc hoạ một cách cô đọng bằng những đường nét, mảng khối, bố cục, đóng vai trò quan trọng như một bảo tàng lịch sử, mỹ thuật ngoài trời mang tính thẩm mỹ, tính giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hoá cho cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, việc tạo ra những điểm nhấn trong đô thị bằng những công trình tượng đài có quy mô phù hợp sẽ góp phần làm cho Đà Nẵng có những điểm khác biệt so với nhiều đô thị khác.

Phát triển không gian nghệ thuật điêu khắc trên địa bàn thành phố

Tượng đá nghệ thuật bên bờ sông Hàn

Hay nói rộng hơn là tạo ra một “Thành phố của những tượng đài” (nên hiểu đây là những tượng đài có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật tương xứng với từng khu vực khác nhau trong đô thị chứ không hẳn tất cả đều là tượng đài đồ sộ, hoành tráng…). Đồng thời cũng khai thác được tiềm năng về điêu khắc của các nghệ nhân làng đá mỹ nghệ Non Nước, của các nhà điêu khắc của Đà Nẵng cũng như trong và ngoài nước thông qua các trại sáng tác, cuộc thi điêu khắc được tổ chức hàng năm…

Trước hết, thành phố cần có lộ trình để thực hiện trên cơ sở tuân thủ theo quy hoạch về công trình tranh tượng của thành phố... Chúng ta xây dựng đặc thù văn hoá, du lịch Đà Nẵng, tầm nhìn 2021 đến 2030, không thể, không nói đến không gian tượng đài, tranh hoành tráng mang tầm cỡ quốc gia, tôi xin kiến nghị:

- Đà Nẵng chưa có công trình tượng đài phục vụ không gian văn hoá - du lịch.

- Đà Nẵng có làng đá non nước, nhưng chưa có không gian nghệ thuật điêu khắc đá tầm cỡ.

- Quy hoạch và làm mới các tượng đá nghệ thuật hai bên bờ sông Hàn (hiện đường Bạch Đằng là tượng đá mỹ nghệ Non Nước).

- Giai đoạn 2023-2030 xây dựng ít nhất một tượng đàì, lịch sử văn hoá du lịch, quy mô lớn tầm quốc gia.

- Trách nhiệm quản lý, không gian tượng nghệ thuật.

- Thành phố chưa đầu tư không gian tượng nghệ thuật - tượng danh nhân.

H.Đ.N.K