Mối lương duyên của Âm nhạc và Kiến trúc - Trần Quang Minh

04.11.2015

Mối lương duyên của Âm nhạc và Kiến trúc - Trần Quang Minh

Không phải vì tôi là Kiến trúc sư và đã có một thời gian sinh sống bằng nghề ca hát, nên thấy có rất nhiều điểm gắn bó giữa Kiến trúc và Âm nhạc. Kiến trúc sư, khi nhận thiết kế một nhà hát, phải biết qua Âm thanh học, để tránh tình trạng Écho, làm khán giả khó chịu khi nghe trình diễn Âm nhạc, phải biết lảm triệt âm o mọi vách tường, mọi bậc thang, phải biết thiết kế trần phản âm để âm thanh đến khán giả mà không bị độ vang làm hỏng âm thanh. Khi thiết kế nhà thờ, thì phải tạo độ vang vừa đủ, sử dụng vòm để nghe âm thanh được thiêng liêng.

Nếu biết qua một chút về Âm nhạc, thì càng thấy có sự mật thiết của 2 ngành này.

Nói đến một nhạc sĩ, là phải nói sở trường viết nhạc Hùng tráng, hay nhạc Tình cảm , hay nhạc Dân ca... của ông ta, rồi khi có cảm hứng, tùy theo nội dung, ông ta ngã về điệu Slow, Tango, hay Bop Rock...

Kiến trúc sư cũng vậy, mỗi người đều có sở trường riêng, người thì chuyên về Bệnh viện, người thì Trường học, người thì Khách sạn..., rồi cũng tùy theo địa điểm vùng biển, đồng bằng hay vùng cao, mà công trình có kiểu thức khác đi, rồi còn tùy theo nội dung đường nét phải khác nữa. Thí dụ: bệnh viện Đa khoa, phải khác bệnh viện Phụ sản. Nói đến nhà ở, thì thiên biến vạn hóa. Người thì thích kiểu Tây, kẻ thì thích kiểu Hàn, Nhật. Có tiền thì hoành tráng, đồ sộ, ít tiền thì bé bé xinh xinh.Thỉnh thoảng cũng có người thích hỗn hợp một ít Tây và một ít Hàn, Nhật hoành tráng mà phải dễ thương...

Do đó bên Âm nhạc cũng có điệu hỗn hợp Tango Habalera. Tổ chức một ngôi nhà, đâu khác gì sáng tác một nhạc phẩm, khúc dạo đầu là bước vào sân nhà để xem là kiểu thức gì, nhập đề là đi vào sảnh, thân bài là cách tổ chức các phòng ốc, các dấu lặng là khoảng dừng chân để ngắm nhìn hoặc chuyển hướng, biến tấu là lệch cao độ, thay đổi màu sắc.

Kết bài là cảm nghĩ sau khi xem xong ngôi nhà. Nhạc giữa là lúc ngồi ở sân trong, ngẫm nghĩ những nơi gây ấn tượng, và tiếp tục đi xem lại, đó là khúc chấm dứt của bài nhạc.

Phải nói thêm, trong thời gian đào tạo Kiến trúc sư, các sinh viên thường xuyên thực hiện những đồ án sáng tác trong không gian đầy ắp âm nhạc, đủ các thể loại kể cả Chèo cổ.

Và hiện tại, nhiều văn phòng Kiến trúc sư vẫn phải mở nhạc, và nhân viên vẽ rất hăng.

T.Q.M