Nguyễn Ái Quốc và những bài đăng trên báo Le Paria

02.05.2012
Cách đây 90 năm, trên đường đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ của chúng ta (khi đó còn là người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc), đã cùng một số nhà cách mạng quốc tế khác sáng lập và xuất bản (4-1922) tại Pháp tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) để tuyên truyền, vận động và kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa vùng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách áp bức nô lệ.

Nguyễn Ái Quốc và những bài đăng trên báo Le Paria

Hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX rất phong phú về lý luận và hình thức vận động tổ chức phong trào đấu tranh cách mạng. Do Nguyễn Ái Quốc tích cực vận động và tổ chức, năm 1921, Hội Liên hiệp thuộc địa được thành lập ở Pháp. Tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) – cơ quan ngôn luận của Hội phát hành số đầu tiên ngày 1 tháng 4 năm 1922. Hội Liên hiệp thuộc địa, tổ chức tiêu biểu cho tình đoàn kết và ý chí đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực dân và báo Le Paria tiếng nói của nhân dân các nước thuộc địa đã hiên ngang cất lên tiếng nói đấu tranh ngay giữa hang ổ của chủ nghĩa thực dân cách đây vừa tròn 85 năm đã khẳng định những cống hiến đầu tiên của chiến sĩ cách mạng quốc tế Nguyễn Ái Quốc trên hành trình đi tìm đường cứu nước đang dừng chân tại Pháp.
Báo Le Paria đã góp phần thực hiện sứ mạng vẻ vang - giải phóng con người. Tờ báo đã tố cáo những thủ đoạn áp bức, bóc lột tàn bạo của thực dân đế quốc đối với nhân dân các nước thuộc địa, góp phần tích cự vào việc tuyên truyền thức tỉnh các dân tộc bị áp bức vùng dậy đấu tranh tự giải phóng.
Nguyễn Ái Quốc là linh hồn và cây bút chủ lực của tờ Le Paria. Báo Le Paria tồn tại tròn 4 năm (tháng 4 –1922 - tháng 4-1926) xuaast bản và phát hành 38 số. Trong 4 năm, tiêu đề báo đã có bốn lần thay đổi. Dưới tên báo được viết bằng 3 thứ tiếng (tiếng Pháp - chữ to đậm; chữ Trung Quốc và chữ Ấn độ viết nhỏ hơn ở phái bên phải và bên trái), từ số 1 đến số 20 có dòng tiêu đề "Diễn dàn của các dân tộc thuộc địa” (Tribune des Populasions des colonial); từ số 21 đến số 35 là "Diễn đàn của vô sản thuộc địa” (Tribune du prolétariat colonial); các số 36, 37 là "Cơ quan của các dân tộc bị áp bức ở các thuộc địa” (Organe des Peuples Oppirimes des colonies); số 38 là " Cơ quan của Hội Liên hiệp thuộc địa” (Organe de L" Union Intercoloniale). Số lượng in từ 1000 đến 5000 bản, vào giữa những năm 20 của thế kỷ trước là con số rất đáng kể.


Một số bức ký họa châm biếm do Nguyễn Ái Quốc thực hiện được đăng trên báo Le Paria. Ảnh: Tuấn Anh

Với ngòi bút sắc bén, Người đã vạch rõ bản chất tàn bạo và phản động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của chủ nghĩa thực dân, phơi bày những hành động, thủ đọan của bọn thực dân Pháp cướp đoạt của cải, sức lực của quần chúng lao động ở Việt Nam và ở Đông dương. Bóc lột gắn liền với đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện và chính sách ngu dân. đó là phương pháp thống trị của thực dân.
Những bài báo của Nguyễn Ái Quốc đăng trên tờ Le Paria không chỉ vạch trần chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam mà còn chỉ rõ bộ mặt xấu xa tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa khác trên thế giới.
Nguyễn Ái Quốc đã phân tích vạch trần thủ đọan tinh vi, xảo quyệt của bọn thực dân, đé quốc. Bọn chúng sử dụng người vô sản ở các nước đế quốc để đè nén người vô sản ở các nước thuộc địa, dùng người vô sản ở thuộc địa này đàn áp phong trào đấu tranh nổi dậy của người vô sản ở thuộc địa khác. Chúng còn dùng nhân công bản xứ rẻ mạt để hạ tiền công của vô sản chính quốc và đối phó hoặc phá vỡ những cuộc đình công, bãi công đòi tăng lương của họ. Bọn thực dân, đế quốc thi hành một số chính sách mỵ dân nhằm đánh lừa dư luận và gây lạc hướng đấu tranh. Bởi vậy, phanh phui những thủ đọan thống trị, vặt mặt giả nhân giả nghĩa của của chúng là rất cần thiết.
Nội dung những bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh, đoàn kết nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột, phá tan xích xiềng nô lệ. Người chỉ rõ mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị nô dịch là không thể điều hòa được. Chỉ có tiến hành đấu tranh đánh đổ chế đọ thực dân mới thóat khỏi ách nô lệ. Không nên có ảo tưởng về "lòng tốt” của thực dân, càng không thể "dựa” vào chúng để "mưu cầu tiến bộ”.
Những bài báo của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Le Paria là một bộ phận quan trọng của tư tưởng chính trị và đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Vào thời điểm đó, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang khao khát tìm đường để thóat khỏi những bế tắc mà nhiều thế hệ trước đã tốn bao xương máu vẫn chưa giành thắng lợi.
Từ những bài báo của Nguyễn Ái Quốc cũng đã ngời sáng lên tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các nước thuộc địa và giai cấp vô sản toàn thế giới. Cùng với tinh thần đó, Nguyễn Ái Quốc đã lên tiếng phản đối hành động cướp bóc, đàn áp của Đế quốc Anh tại Ấn Độ, Xu Đăng, Ai Cập... Những tiếng nói kiên quyết đó vừa thể hiện ý chí đấu tranh quyết liệt chống chủ nghĩa đế quốc vừa kêu gọi, tập hợp và xiết chặt đội ngũ chiến đấu của nhân dân các nước thuộc địa và giai cấp vô sản thế giới.
Tư tưởng và tình cảm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc qua các bài đăng trên báo Le Paria được thể hiện bằng cách viết sinh động, sắc sảo về lý luận, phong phú về hình tượng. Khi tấn công kẻ thù thì kiên quyết mạnh mẽ, châm biếm, mỉa mai, khi cổ võ, động viên quần chúng đấu tranh thì thiết tha, chân thành, khiêm nhường và sâu sắc. Tinh thần nhân đạo cộng sản thấm đượm trong những bài báo của Nguyễn Ái Quốc làm rung động sâu xa tâm hồn người đọc và thổi bùng lên ngọn lửa ý chí đấu tranh.
* Vài số liệu về các bài và tranh vẽ của Nguyễn Ái Quốc đăng trên tờ Le Paria
Nguyễn Ái Quốc đã viết rất thường xuyên tin, bài đăng trên báo Le Paria. Theo số liệu thu thập được, ngoài hàng loạt tin, bài không ký tên, đến nay đã xác minh chắc chắn có 38 bài trên 35 số (3 số đến nay vẫn chưa tìm kiếm được). Cụ thể, năm 1922 – 10 bài; 1023 – 15 bài; 1924 – 9 bài; 1925 4 bài. Ngoài ra, còn xác định được 5 bức tranh là của Nguyễn Ái Quốc. Hai bức ký tên bằng chữ Hán là "Văn minh bề trên” (Civilisation superieure) đăng trên số 2 và "Hội nghị Angiê” (La Conférance D" Angier) trên số 12. Một bức ký tên NG. A. Q. nhan đề "Triển lãm thuộc địa” (Exposition coloniale) đăng trên số 2 và một bức khác ký tên Nguyễn A.Q nhan đề "Mau lên! Du hành !” (Mau lên! Incoglito !...) số 5. Bức thứ năm ký tên Nguyễn nhan đề " Sự phục thù của Tu-tăng Ca-mông (Représailles de Toutan Kamon) đăng trên số 13.
Dưới 38 bài báo và 5 bức tranh đăng trên báo Le Paria, Nguyễn Ái Quốc đã dùng 7 bút danh. Cụ thể, Nguyễn Ái Quốc ký dưới 26 bài báo và 2 bức tranh (bằng tiếng Hán); Ng. Ái Quốc dưới 2 bài báo; N. dưới 5 bài báo; N. A. Q.- 3 bài báo; NG. A. Q. – 1 bài báo và 1 bức tranh; Nguyễn A. Q. – 1 bài báo và 1 bức tranh; Nguyễn – 1 bức tranh.

Đỗ Xuân
Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam